Dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính mang lại sự đảm bảo về tính chính xác và minh bạch của báo cáo tài chính, từ đó giúp Ban giám đốc có được cái nhìn toàn diện về tình hình tài chính và đưa ra các quyết định kinh doanh chính xác và hiệu quả hơn.
Bằng cách đánh giá và xác nhận các thông tin tài chính, kiểm toán viên có thể giúp khách hàng cung cấp thông tin chính xác và tin cậy cho các bên liên quan như cổ đông, nhà đầu tư và đối tác kinh doanh
Báo cáo kiểm toán bao gồm đánh giá chính xác và đầy đủ về tình trạng tài chính của khách hàng, đảm bảo rằng các bên liên quan tin tưởng vào khả năng quản lý tài chính và vận hành doanh nghiệp của khách hàng
Thông qua những đánh giá và khuyến nghị về các vấn đề liên quan đến tài chính và vận hành doanh nghiệp, Ban lãnh đạo có thể định hướng phát triển kinh doanh một cách hợp lý và hiệu quả hơn, đồng thời giảm thiểu các rủi ro
Đối với nhu cầu kiểm toán, kế toán, cấp phép và các dịch vụ liên quan của bạn, không cần tìm đâu xa ngoài các giải pháp toàn diện của chúng tôi được thiết kế riêng cho doanh nghiệp của bạn.
Kiểm toán báo cáo tài chính là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán kiểm tra, đưa ra ý kiến về tính trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu của báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán theo quy định của chuẩn mực kiểm toán.
Mục đích của việc kiểm toán báo cáo tài chính nhằm đạt được một trong những mục tiêu sau:
Dịch vụ Kiểm toán báo cáo tài chính là dịch vụ của doanh nghiệp kiểm toán. Trong đó, các kiểm toán viên độc lập và có năng lực tiến hành các hoạt động chuyên nghiệp theo quy trình kiểm toán. Từ đó, đưa ra ý kiến về tính trung thực, hợp lý của báo cáo tài chính dựa trên các tiêu chuẩn, chuẩn mực đã được thiết lập.
Đó là các doanh nghiệp, tổ chức mà pháp luật quy định báo cáo tài chính hàng năm phải được kiểm toán. Ví dụ như, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Doanh nghiệp, tổ chức khác sử dụng dịch vụ kiểm toán cho mục đích quản lý.
1. Cổ đông, nhà đầu tư, bên tham gia liên doanh, liên kết, khách hàng và tổ chức, cá nhân khác có quyền lợi trực tiếp hoặc liên quan đến đơn vị được kiểm toán xử lý các quan hệ về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên có liên quan;
2. Đơn vị được kiểm toán phát hiện, xử lý và ngăn ngừa kịp thời sai sót, yếu kém trong hoạt động của đơn vị.
3. Cơ quan nhà nước quản lý, điều hành theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
Pháp luật quy định các doanh nghiệp, tổ chức mà pháp luật quy định báo cáo tài chính hàng năm phải được doanh nghiệp kiểm toán kiểm toán, bao gồm:
a) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
b) Tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, bao gồm cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam;
c) Tổ chức tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.
d) Công ty đại chúng, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán.
Nếu doanh nghiệp bạn nằm trong số các loại hình doanh nghiệp nêu trên thì phải thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm.
Thời điểm trước ngày 01/07/2015
Theo quy định tại Khoản 6 Điều 3 của Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005 hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 7 năm 2006
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam hoặc là doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại.
Thời điểm từ ngày 01/07/2015
Điều 3 Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2015 quy định:
“17. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.”
Thời điểm từ ngày 01/01/2021
Điều 3 Luật đầu tư ngày 17 tháng 06 năm 2020 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021 quy định:
“22. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.”
Về điều kiện đầu tư có sự khác nhau giữa trường hợ p tỷ lệ vốn đầu tư nước từ 51% trở lên và từ 50% trở xuống. Tuy nhiên về xác định doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì không quy định tỷ lệ vốn nước ngoài mà chỉ quy định “có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên/cổ đông”
Căn cứ theo quy định trên, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài) là DN có nhà đầu tư góp vốn là cá nhân, tổ chức nước ngoài là đối tượng bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính.
Theo điều 12 của Nghị định Số 41/2018/NĐ-CP quy định Xử phạt hành vi vi phạm quy định về nộp và công khai báo cáo tài chính như sau :
“Điều 12. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về nộp và công khai báo cáo tài chính
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định;
b) Công khai báo cáo tài chính chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Công khai báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định;
b) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đính kèm báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm toán báo cáo tài chính;
c) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định;
d) Công khai báo cáo tài chính không kèm theo báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải kiểm toán báo cáo tài chính;
đ) Công khai báo cáo tài chính chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thông tin, số liệu công khai báo cáo tài chính sai sự thật;
b) Cung cấp, công bố các báo cáo tài chính để sử dụng tại Việt Nam có số liệu không đồng nhất trong một kỳ kế toán.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Không công khai báo cáo tài chính theo quy định.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp và công khai báo cáo kiểm toán đính kèm báo cáo tài chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, d khoản 2 Điều này.”
Thời hạn thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính thông thường khoảng 10-15 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành Báo cáo tài chính làm căn cứ thực hiện kiểm toán.
Theo quy định thời hạn nộp báo cáo tài chính đã được kiểm toán là 90 ngày, do đó thời hạn hoàn tất báo cáo kiểm toán phải trước thời hạn 90 ngày kể từ ngày 31/12 hàng năm.
Do vậy với năm mà tháng 2 có 28 ngày thì hạn chót là ngày 31/03, với năm có tháng 2 có 29 ngày thì hạn chót là ngày 30/03.
Nếu doanh nghiệp của Quý vị thuộc đối tượng bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính, có năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 thì thời hạn thực hiện ký hợp đồng kiểm toán chậm nhất là ngày 01 tháng 12 của năm đó. Nếu năm tài chính kết thúc ngày 30 tháng 6 thì thời hạn thực hiện ký hợp đồng kiểm toán chậm nhất là ngày 31 tháng 5 của năm đó.
Điều này dựa theo quy định tại Khoản 2, Điều 9 Luật Kiểm toán độc lập năm 2011 có nêu rõ:
“Hợp đồng kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp, tổ chức bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính phải được giao kết chậm nhất là ba mươi ngày trước ngày kết thúc kỳ kế toán năm“.
Doanh nghiệp có nhiều lợi ích thiết thực từ việc ký hợp đồng sớm như sau:
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 54 Nghị định 41/2018/NĐ-CP hướng dẫn quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập có hiệu lực thi hành từ ngày 01/05/2018, hành vi giao kết hợp đồng kiểm toán chậm so với quy định bị phạt tối đa là 10 triệu đồng, cụ thể:
“Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với doanh nghiệp, tổ chức là đối tượng bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm thực hiện giao kết hợp đồng kiểm toán báo cáo tài chính chậm hơn so với thời hạn quy định”.
Thực tế chưa thấy doanh nghiệp bị phạt về hành vi chậm ký này. Mà hậu quả thường là bị ý kiến loại trừ khi phát hành báo cáo kiểm toán vì đã quá thời hạn thực hiện 1 số thủ tục mà không làm bổ sung lại được.
Mỗi doanh nghiệp kiểm toán có cách tính phí dịch vụ khác nhau, dựa trên những thông số khác nhau.
Tuy nhiên điều mà doanh nghiệp sử dụng dịch vụ kiểm toán quan tâm nhất là “tính hợp lý của phí dịch vụ”.
“Phí dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính là Không hợp lý” thông thường xảy ra trong 2 trường hợp:
+ Không hợp lý theo hướng THẤP HƠN sẽ làm giảm chất lượng cuộc kiểm toán, và các mục tiêu kiểm toán có thể không đạt được.
+ Không hợp lý theo hướng CAO HƠN sẽ dẫn đến sự thiệt cho doanh nghiệp sử dụng dịch vụ.
Giá phí dịch vụ của chúng tôi được tính rất hợp lý dựa trên các yếu tố chuyên môn cần thiết để thực hiện công việc kiểm toán đạt mục tiêu của doanh nghiệp và phù hợp quy định về công tác kiểm toán.
Phí dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính của chúng tôi được tính một cách khoa học và rất hợp lý dựa trên số giờ hao phí của đội ngũ chuyên gia.
Chúng tôi hợp tác chặt chẽ với bạn để hiểu nhu cầu riêng của bạn và cung cấp các hỗ trợ phù hợp với trạng thái của bạn. Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm của chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn từng bước, từ thiết kế đến triển khai và hỗ trợ liên tục.
Copyright 2024 © IGLOBAL