Ngành nghề được phép thành lập Văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam

MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM

TRANG CHỦ – MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM

Ngành nghề được phép thành lập Văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam

Căn cứ theo Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam quy định việc thành lập, hoạt động, quyền và nghĩa vụ của Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.

Quyền thành lập Văn phòng của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

1. Thương nhân nước ngoài được thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh của mình tại Việt Nam theo cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

2. Một thương nhân nước ngoài không được thành lập nhiều hơn một Văn phòng đại diện hoặc Chi nhánh có cùng tên gọi trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Điều kiện cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện

1. Điều kiện cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện

Thương nhân nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện khi đáp ứng các điều kiện sau:

1. Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;

2. Thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 01 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;

3. Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;

4. Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện phải phù hợp với cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

5. Trường hợp nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Văn phòng đại diện phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành (sau đây gọi chung là Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành).

2. Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện phải phù hợp với cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên là như thế nào?

Theo biểu cam kết thương mại dịch vụ của Việt Nam khi gia nhập WTO; Theo Luật Thương mại năm 2005; Theo Nghị định số 07/2016/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của công ty (thương nhân) nước ngoài tại Việt Nam, Bộ Công thương đã công bố các lĩnh vực hoạt động của nhà đầu tư nước nước ngoài được phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam như sau:

STT

(1)

Các Ngành/phân ngành

(2)

Cơ quan quản lý chuyên ngành

(3)

1Dịch vụ kinh doanh: 
A- Dịch vụ chuyên môn
1- Dịch vụ pháp lýBộ Tư pháp
2- Dịch vụ kế toán, kiểm toán và ghi sổ kế toánBộ Tài chính
3- Dịch vụ tư vấn thuếBộ Tài chính
4- Dịch vụ kiến trúcBộ Xây dựng
5- Dịch vụ tư vấn kỹ thuật 
6- Dịch vụ quy hoạch đô thị và kiến trúc cảnh quan đô thịBộ Xây dựng
7- Dịch vụ thú yBộ Nông nghiệp và PTNT
B- Dịch vụ máy tính và các dịch vụ liên quanBộ Thông tin và Truyền thông
C- Dịch vụ nghiên cứu và phát triểnBộ Khoa học và công nghệ
D- Dịch vụ cho thuê không kèm người điều khiểnBộ Công Thương
E- Các dịch vụ kinh doanh khác
1- Dịch vụ quảng cáoBộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
2- Dịch vụ nghiên cứu thị trườngBộ Công Thương
3- Dịch vụ tư vấn quản lýBộ Công Thương
 4- Dịch vụ liên quan đến tư vấn quản lýBộ Công Thương
5- Dịch vụ liên quan đến nông nghiệp, sân bắn và lâm nghiệpBộ Nông nghiệp và PTNT
6- Dịch vụ liên quan đến khai thác mỏBộ Công Thương
7- Dịch vụ liên quan đến sản xuấtBộ Công Thương
8- Dịch vụ liên quan đến tư vấn khoa học kỹ thuậtBộ Công Thương, Bộ Khoa học và công nghệ
9- Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng, máy móc thiết bịBộ Công Thương
2Dịch vụ thông tinBộ Thông tin và Truyền thông
3Dịch vụ xây dựng và các dịch vụ kỹ thuật liên quanBộ Xây dựng
4Dịch vụ phân phốiBộ Công Thương
5Dịch vụ giáo dụcBộ Giáo dục và Đào tạo
6Dịch vụ môi trườngBộ Tài nguyên và Môi trường
7Dịch vụ tài chínhBộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước
8Dịch vụ y tế và xã hộiBộ Y tế
9Dịch vụ du lịch và dịch vụ liên quanBộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
10Dịch vụ giải trí, văn hóa và thể thaoBộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
11Dịch vụ vận tảiBộ Giao thông vận tải
12Các dịch vụ hỗ trợ vận tải biểnBộ Công Thương

3. Trường hợp nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện không phù hợp với cam kết của Việt Nam thì làm như thế nào?

Trường hợp nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Văn phòng đại diện phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành (sau đây gọi chung là Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành).