Báo cáo các khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm

VAY NƯỚC NGOÀI, TRẢ NỢ VAY NƯỚC NGOÀI

TRANG CHỦ – VAY NƯỚC NGOÀI, TRẢ NỢ VAY NƯỚC NGOÀI

Báo cáo các khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm

Thông tư 12/2022/TT-NHNN về quản lý ngoại hối đối với vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp đặt ra một số quy định quan trọng, đặc biệt là về việc báo cáo tình hình thực hiện các khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm. Dưới đây là hướng dẫn về báo cáo các khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm:

 
 

Khoản vay tự vay, tự trả dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm là gì?

Khoản 1 Điều 3 Thông tư 12/2022/TT-NHNN: “Khoản vay nước ngoài là cụm từ dùng chung để chỉ khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh (sau đây gọi là khoản vay tự vay, tự trả) và khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh dưới mọi hình thức vay nước ngoài thông qua hợp đồng vay, hợp đồng nhập khẩu hàng hóa trả chậm”. Khoản vay tự vay, tự trả dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 thông tư 12/2022/TT-NHNN:

“1. Khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm là khoản nhập khẩu hàng hóa có ngày rút vốn đầu tiên trước ngày thanh toán cuối cùng; trong đó:

a) Ngày rút vốn của khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm là:

Ngày thứ 90 kể từ ngày phát hành chứng từ vận tải trong trường hợp ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản yêu cầu bộ chứng từ thanh toán phải có chứng từ vận tải;

Ngày thứ 45 kể từ ngày hoàn thành kiểm tra ghi trên tờ khai hải quan đã được thông quan trong trường hợp ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản không yêu cầu bộ chứng từ thanh toán phải có chứng từ vận tải;

b) Ngày thanh toán cuối cùng được xác định là:

Ngày thanh toán cuối cùng của thời hạn thanh toán theo hợp đồng;

Ngày thanh toán thực tế cuối cùng trong trường hợp không thực hiện theo hợp đồng hoặc hợp đồng không quy định cụ thể thời hạn thanh toán;

c) Thời hạn khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm là thời hạn được xác định từ ngày rút vốn đầu tiên đến ngày thanh toán cuối cùng.”

Báo cáo các khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm

Khoản 1 Điều 41 Thông tư 12/2022/TT-NHNN: “Định kỳ hàng tháng, chậm nhất vào ngày 05 của tháng tiếp theo kỳ báo cáo, bên đi vay phải báo cáo trực tuyến tình hình thực hiện các khoản vay ngắn, trung và dài hạn tại Trang điện tử”

Như vậy, Khoản vay tự vay, tự trả dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm phải thực hiện báo cáo theo quy định tại Thông tư 12/2022/TT-NHNN ngày 30/9/2022 hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp.

Phương thức báo cáo các khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm

Theo Khoản 2 Điều 5 Thông tư 12/2022/TT-NHNN “Đối với việc báo cáo tình hình thực hiện khoản vay nước ngoài, bên đi vay phải sử dụng Trang điện tử để thực hiện chế độ báo cáo trực tuyến theo quy định tại Thông tư này”.

Đồng thời, Khoản 1 Điều 41 Thông tư 12/2022/TT-NHNN có nêu “Trường hợp Trang điện tử gặp lỗi kỹ thuật không thể gửi được báo cáo, bên đi vay gửi báo cáo bằng văn bản theo mẫu tại Phụ lục 05 ban hành kèm theo Thông tư này”. Vậy làm cách nào để chứng minh trường hợp Trang điện tử gặp lỗi kỹ thuật không phải lỗi của bên đi vay?

Như vậy:

Bên đi vay phải thực hiện báo cáo trực tuyến tình hình thực hiện các khoản vay ngắn, trung và dài hạn tại trang điện tử. Đối với việc này, Thông tư yêu cầu sử dụng trang điện tử để thực hiện chế độ báo cáo trực tuyến.

Trong trường hợp trang điện tử gặp lỗi kỹ thuật không thể gửi được báo cáo, bên đi vay có thể tự bảo vệ bằng cách thực hiện báo cáo bằng văn bản theo mẫu tại Phụ lục 05 của Thông tư.

Đồng thời, nếu có lỗi kỹ thuật, doanh nghiệp nên chụp ảnh màn hình báo cáo bị lỗi và gửi kèm báo cáo bằng văn bản để được xem xét và xử lý.

 

HỖ TRỢ TỪ CHUYÊN GIA

Hiểu rõ quy định về nhập khẩu hàng hóa trả chậm và đảm bảo tuân thủ. Nhấn vào đây để xem hướng dẫn chi tiết và nhận sự hỗ trợ từ chuyên gia!