Cách kê khai thuế TNCN từ chuyển nhượng vốn góp & cổ phần

SINGLE BLOG

HOME – SINGLE BLOG

Business Target and Goals

Aenean vel elit scelerisque mauris pellentesque pulvinar pellentesque habitant morbi. Quis vel eros donec ac odio tempor orci dapibus ultrices. Sagittis eu volutpat odio facilisis mauris sit amet.

Praesent elementum facilisis leo vel fringilla est ullamcorper eget. Viverra accumsan in nisl nisi scelerisque. Diam in arcu cursus euismod quis viverra. Aliquet risus feugiat in ante metus dictum at. Dictum non consectetur a erat nam at lectus urna duis.

INTRODUCTION

Nibh tellus molestie nunc non blandit massa enim nec dui. Tincidunt augue interdum velit euismod in pellentesque.Placerat in egestas erat imperdiet sed. Maecenas pharetra convallis posuere morbi leo. Aliquam sem fringilla ut morbi. Facilisis sed odio morbi quis commodo odio.

Volutpat blandit aliquam etiam erat velit scelerisque in. Quis enim lobortis scelerisque fermentum dui faucibus in ornare quam. Mollis nunc sed id semper risus in hendrerit gravida rutrum. Cursus sit amet dictum sit amet justo donec. Tincidunt arcu non sodales neque sodales. Sagittis orci a scelerisque purus semper eget. Bibendum est ultricies integer quis. Luctus accumsan tortor posuere ac ut consequat. Sed odio morbi quis commodo odio aenean sed. Auctor neque vitae tempus quam.Amet tellus cras adipiscing enim eu turpis.Eu mi bibendum neque egestas. Euismod lacinia at quis risus sed vulputate. Nibh cras pulvinar mattis nunc sed blandit libero volutpat.

FEATURES

Bibendum est ultricies integer quis auctor elit sed. Nulla facilisi etiam dignissim diam quis enim. Maecenas ultricies mi eget mauris pharetra et ultrices neque ornare. Vestibulum mattis ullamcorper velit sed ullamcorper morbi tincidunt ornare. Gravida cum sociis natoque penatibus. Orci ac auctor augue mauris augue neque gravida. Amet nisl suscipit adipiscing bibendum est. Ullamcorper a lacus vestibulum sed arcu non odio euismod lacinia. Erat velit scelerisque in dictum. Vitae justo eget magna fermentum iaculis eu non.

  • Bibendum est ultricies integer quis auctor elit sed. Nulla facilisi etiam dignissim diam quis enim. Maecenas ultricies mi eget mauris pharetra et ultrices neque ornare. Vestibulum mattis ullamcorper velit sed ullamcorper morbi tincidunt ornare. Gravida cum sociis natoque penatibus.
  • lit sed vulputate mi sit amet mauris commodo quis. Parturient montes nascetur ridiculus mus mauris. Imperdiet proin fermentum leo vel orci porta non pulvinar neque.
  •  A lacus vestibulum sed arcu. Viverra vitae congue eu consequat ac felis donec. Semper viverra nam libero justo laoreet sit amet cursus.
CLOSHING

Sagittis orci a scelerisque purus semper eget. Bibendum est ultricies integer quis. Luctus accumsan tortor posuere ac ut consequat. Sed odio morbi quis commodo odio aenean sed. Auctor neque vitae tempus quam.Amet tellus cras adipiscing enim eu turpis.Eu mi bibendum neque egestas. Euismod lacinia at quis risus sed vulputate. Nibh cras pulvinar mattis nunc sed blandit libero volutpat.

Let us show you the Power

Bibendum at varius vel pharetra vel turpis. Nisl condimentum id venenatis a condimentum vitae sapien pellentesque habitant. Urna cursus eget nunc scelerisque viverra mauris. 

LATEST NEWS

Amazing Blog Post

Massa placerat duis ultricies lacus sed turpis tincidunt id aliquet. Mauris in aliquam sem fringilla ut morbi tincidunt augue interdum. Eu sem integer vitae justo.

Cách kê khai thuế TNCN từ chuyển nhượng vốn góp & cổ phần

Cách kê khai thuế TNCN từ chuyển nhượng vốn góp & cổ phần

SINGLE BLOG HOME – SINGLE BLOG Business Target and Goals By Hendrik Morella May 29,2023 Skill Aenean vel elit scelerisque mauris pellentesque…

Quản trị chi phí hoạt động của doanh nghiệp

Quản trị chi phí hoạt động của doanh nghiệp

TIN TỨC TRANG CHỦ – TIN TỨC Quản trị chi phí hoạt động của doanh nghiệp May 6, 2024 Chi phí của…

Các loại chi phí hoạt động của doanh nghiệp

Các loại chi phí hoạt động của doanh nghiệp

TIN TỨC TRANG CHỦ – TIN TỨC Các loại chi phí hoạt động của doanh nghiệp May 6, 2024 Chi phí của…

Thu nhập chịu thuế TNCN từ các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công

Thu nhập chịu thuế TNCN từ các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công

TIN TỨC TRANG CHỦ – TIN TỨC Thu nhập chịu thuế TNCN từ các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công…

Quy định Công tác phí trong và ngoài nước

Quy định Công tác phí trong và ngoài nước

TIN TỨC TRANG CHỦ – TIN TỨC Quy định Công tác phí trong và ngoài nước May 6, 2024 Quy định chung…

Điều kiện để chi phí lãi vay là chi phí hợp lý

Điều kiện để chi phí lãi vay là chi phí hợp lý

TIN TỨC TRANG CHỦ – TIN TỨC Điều kiện để chi phí lãi vay là chi phí hợp lý May 6, 2024…

Chi phí quảng cáo trên Google, Facebook có được tính vào chi phí của doanh nghiệp không?

Chi phí quảng cáo trên Google, Facebook có được tính vào chi phí của doanh nghiệp không?

TIN TỨC TRANG CHỦ – TIN TỨC Chi phí quảng cáo trên Google, Facebook có được tính vào chi phí của doanh…

Cẩm nang quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho giám đốc

Cẩm nang quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho giám đốc

TIN TỨC TRANG CHỦ – TIN TỨC Cẩm nang quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho giám đốc May 6, 2024…

Thuế – Lệ phí môn bài đối với Văn phòng đại diện

Thuế – Lệ phí môn bài đối với Văn phòng đại diện

TIN TỨC TRANG CHỦ – TIN TỨC Thuế – Lệ phí môn bài đối với Văn phòng đại diện May 6, 2024…

Quy trình kiến nghị khởi tố hình sự vi phạm về bảo hiểm cho người lao động

Quy trình kiến nghị khởi tố hình sự vi phạm về bảo hiểm cho người lao động

TIN TỨC TRANG CHỦ – TIN TỨC Quy trình kiến nghị khởi tố hình sự vi phạm về bảo hiểm cho người…

Chia sẻ dữ liệu giữa Bảo hiểm xã hội (BHXH) và Cơ quan Thuế

CẬP NHẬT TIN TỨC VỀ LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG, BẢO HIỂM

TRANG CHỦ – CẬP NHẬT TIN TỨC VỀ LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG, BẢO HIỂM

Chia sẻ dữ liệu giữa Bảo hiểm xã hội (BHXH) và Cơ quan Thuế

  • Liên thông dữ liệu Bảo hiểm xã hội (BHXH) và Cơ quan Thuế.
  • Quy chế này nhằm phục vụ cho công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) và quản lý thuế

Ngày 09/07/2021, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) tổ chức Lễ ký kết Quy chế chia sẻ dữ liệu và phối hợp công tác giữa hai ngành. Quy chế này nhằm phục vụ cho công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) và quản lý thuế.

 

Dữ liệu nào được trao đổi giữa Cơ quan thuế và Bảo hiểm xã hội

 
Thông tin do cơ quan BHXH cung cấp bao gồm:
    • Số lượng tổ chức trả thu nhập tham gia BHXH, số lao động tham gia BHXH;
    • Số tiền đóng BHXH;
    • Số tiền nợ BHXH;
    • Tổ chức trả thu nhập nợ BHXH;
    • Thông tin khác theo đề nghị của cơ quan Thuế.
Thông tin do cơ quan Thuế cung cấp bao gồm:
    • Thông tin về tổ chức trả thu nhập: Thông tin đăng ký doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế; Tình hình hoạt động của tổ chức trả thu nhập; tổ chức trả thu nhập thành lập mới, giải thể, phá sản, bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngừng hoạt động, tạm ngừng hoạt động, bỏ địa chỉ kinh doanh.
    • Số lượng người lao động trong tổ chức trả thu nhập.
    • Tiền trích BHXH bắt buộc mà tổ chức trả thu nhập tính vào chi phí để tính thuế.
    • Danh sách người lao động trong tổ chức trả thu nhập.”
Điểm mới của quy chế chia sẻ dữ liệu và phối hợp công tác giữa BHXH Việt Nam và Tổng cục Thuế
    • Trong công tác thanh tra, kiểm tra 2 ngành sẽ chia sẻ thông tin về kết quả thanh tra, kiểm tra. Trường hợp cần thiết hai cơ quan phối hợp với nhau để kiểm tra theo chuyên đề đối với tổ chức trả thu nhập.
    • Về phương thức chia sẻ dữ liệu hai ngành kết nối, chia sẻ dữ liệu qua các hệ thống trung gian phù hợp với khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam. Dữ liệu phải được ký số trước khi gửi.
    • Về đối soát, hiệu chỉnh và xử lý sự cố hệ thống công nghệ thông tin. Trường hợp thông tin về người nộp thuế còn khác nhau, cơ quan BHXH gửi dữ liệu thông tin sai lệch để cơ quan Thuế thông báo cho người nộp thuế điều chỉnh thông tin theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Nhà quản lý doanh nghiệp cần phải thay đổi tư duy quản lý như thế nào?

 

Các rủi ro có thể phát sinh do sự không đồng bộ

Tiền lương của doanh nghiệp chịu sự điều chỉnh của hệ thống các quy định về Lao động – Tiền lương – Bảo hiểm – Thuế Thu nhập cá nhân – Thuế thu nhập doanh nghiệp – Kế toán tiền lương và các khoản liên quan đến người lao động. Do có quá nhiều quy định ràng buộc, dẫn đến khó khăn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ khi đảm bảo sự đồng bộ, đúng luật của hệ thống tiền lương. Bất cứ sự không đồng nhất nào cũng có thể gây ra các rủi ro cho doanh nghiệp, như là:

    1. Bị truy thu và phạt chậm đóng tiền bảo hiểm từ việc thông tin về số lượng lao động, số đóng bảo hiểm doanh nghiệp gửi cho cơ quan BHXH và Cơ quan Thuế không đồng nhất.
    2. Bị truy thu tiền thuế thu nhập cá nhân, loại chi phí tiền lương khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp do số liệu trình bày không phù hợp, không hợp lý hợp lệ.
    3. Bị truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp và phạt chậm nộp từ loại chi phí lương do số lượng lao động không đúng, không chính xác, dẫn đến chi phí lương không được chấp nhận.
    4. Khó hoặc không giải trình được vì sao dữ liệu người lao động không khớp hồ sơ thuế và bảo hiểm khi quyết toán thuế.
Giải pháp nào cho doanh nghiệp

Dưới đây là một số giải pháp để doanh nghiệp tổ chức tốt hệ thống tiền lương và tránh các rủi ro liên quan đến sự đồng bộ, đúng luật trong việc thực hiện các quy định về Lao động, Tiền lương, Bảo hiểm, Thuế Thu nhập cá nhân, Thuế thu nhập doanh nghiệp và Kế toán tiền lương:

1. Xây dựng quy trình rõ ràng: Xác định rõ quy trình và trách nhiệm liên quan đến việc cập nhật thông tin, tính lương, đóng thuế và bảo hiểm để đảm bảo thông tin về số lượng lao động, tiền lương, bảo hiểm được cập nhật đầy đủ và chính xác.

2. Sử dụng phần mềm:

Sử dụng phần mềm quản lý lương và nhân sự hoặc sử dụng các phần mềm tích hợp để đồng bộ thông tin giữa các lĩnh vực như lương, thuế, bảo hiểm để tránh sai sót và trùng lặp dữ liệu.

3. Đào tạo và nâng cao kiến thức cho nhân viên:

Đảm bảo nhân viên phụ trách lương và kế toán được đào tạo về quy định liên quan đến lương, thuế, bảo hiểm.

5. Cập nhật liên tục:

Cập nhật liên tục các thay đổi mới trong luật pháp để áp dụng kịp thời để đảm bảo bạn luôn cập nhật với các thay đổi về quy định liên quan đến tiền lương, thuế và bảo hiểm.

6. Kiểm tra nội bộ định kỳ:

Thực hiện kiểm tra nội bộ về quy trình lương, thuế, bảo hiểm để phát hiện lỗi và điều chỉnh kịp thời. Nếu phát hiện sự không đồng nhất giữa các thông tin, xác minh và giải quyết ngay lập tức để tránh các vấn đề sau này.

Nhớ rằng, việc tuân thủ đúng quy định về Lao động, Tiền lương, Bảo hiểm và Thuế không chỉ giúp tránh rủi ro phát sinh mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Thực hiện các điều trên là không dễ dàng với doanh nghiệp, giải pháp hữu hiệu là sử dụng dịch vụ chuyên nghiệp: Hợp tác với các công ty hoặc chuyên gia nhân sự tiền lương, thuế và kế toán giúp đảm bảo sự chính xác và tuân thủ quy định.

Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán, ban hành kèm theo thông tư 70/2015/TT-BTC

CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN

TRANG CHỦ – CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN

Thông tư số 70/2015/TT-BTC ngày 08/5/2015 của BTC đã ban hành Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán

Audit working, Businesswoman work with paper document on clipping board in office

Giới thiệu

100.1 Đặc điểm nổi bật của nghề kế toán, kiểm toán là việc chấp nhận trách nhiệm vì lợi ích của công chúng. Do vậy, trách nhiệm của kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp không chỉ dừng lại ở việc đáp ứng các nhu cầu của khách hàng đơn lẻ hoặc doanh nghiệp nơi kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp làm việc mà còn phải nắm được và tuân thủ các quy định trong Chuẩn mực này vì lợi ích của công chúng. Trường hợp kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp không thể tuân thủ một số quy định nhất định trong Chuẩn mực này do pháp luật và các quy định có liên quan không cho phép, thì kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp vẫn phải tuân thủ các quy định khác trong Chuẩn mực này.

100.2 Chuẩn mực này gồm ba phần:

Phần A: Quy định chung và các nguyên tắc đạo đức cơ bản;

Phần B: Áp dụng cho kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề;

Phần C: Áp dụng cho kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp.

Phần A đưa ra các nguyên tắc đạo đức cơ bản về nghề nghiệp kế toán, kiểm toán, đồng thời, cung cấp một khuôn khổ mà kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp phải áp dụng để:

(a) Xác định các nguy cơ ảnh hưởng tới việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản;

(b) Đánh giá mức độ nghiêm trọng của các nguy cơ đó;

(c) Áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết, nhằm loại trừ hoặc làm giảm các nguy cơ xuống mức có thể chấp nhận được. Các biện pháp bảo vệ là cần thiết khi kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp xác định rằng nguy cơ đó sẽ khiến cho một bên thứ ba phù hợp và có đầy đủ thông tin, sau khi xem xét các sự kiện và tình huống có sẵn cho kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp tại thời điểm đó, có thể kết luận một cách tương đối chắc chắn rằng các nguyên tắc đạo đức cơ bản bị vi phạm.

Kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp phải sử dụng xét đoán chuyên môn của mình trong việc áp dụng Chuẩn mực này.

100.3 Phần B và C hướng dẫn việc áp dụng khuôn khổ nêu tại phần A trong các trường hợp nhất định. Các phần này đưa ra một số ví dụ về các biện pháp bảo vệ thích hợp nhằm khắc phục các nguy cơ ảnh hưởng tới việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản. Các phần này cũng đưa ra các tình huống dẫn đến các nguy cơ mà không biện pháp bảo vệ nào có thể khắc phục được, do vậy, cần phải tránh các tình huống hoặc mối quan hệ đó.

Phần B áp dụng cho kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề. 

Phần C áp dụng cho kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp. Tuy vậy, kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề cũng có thể tham khảo Phần C trong một số tình huống nhất định.

100.4 Việc sử dụng từ “phải”; “cần phải” trong Chuẩn mực này nhấn mạnh yêu cầu mà theo đó, kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp hay doanh nghiệp dịch vụ kế toán, doanh nghiệp kiểm toán (sau đây gọi tắt là “doanh nghiệp kế toán, kiểm toán) phải tuân thủ, trừ các trường hợp ngoại lệ được nêu rõ trong Chuẩn mực này.

Các nguyên tắc đạo đức cơ bản

100.5 Kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp phải tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản sau:

(a) Tính chính trực: Phải thẳng thắn, trung thực trong tất cả các mối quan hệ chuyên môn và kinh doanh;

(b) Tính khách quan: Không cho phép sự thiên vị, xung đột lợi ích hoặc bất cứ ảnh hưởng không hợp lý nào chi phối các xét đoán chuyên môn và kinh doanh của mình;

(c) Năng lực chuyên môn và tính thận trọng: Thể hiện, duy trì sự hiểu biết và kỹ năng chuyên môn cần thiết nhằm đảm bảo rằng khách hàng hoặc chủ doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ chuyên môn có chất lượng dựa trên những kiến thức mới nhất về chuyên môn, pháp luật và kỹ thuật, đồng thời hành động một cách thận trọng và phù hợp với các chuẩn mực nghề nghiệp và kỹ thuật được áp dụng;

(d) Tính bảo mật: Phải bảo mật thông tin có được từ các mối quan hệ chuyên môn và kinh doanh, vì vậy, không được tiết lộ bất cứ thông tin nào cho bên thứ ba khi chưa được sự đồng ý của bên có thẩm quyền, trừ khi có quyền hoặc nghĩa vụ phải cung cấp thông tin theo yêu cầu của pháp luật hoặc cơ quan quản lý hoặc tổ chức nghề nghiệp, và cũng như không được sử dụng thông tin vì lợi ích cá nhân của kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp hoặc của bên thứ ba;

(e) Tư cách nghề nghiệp: Phải tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan, tránh bất kỳ hành động nào làm giảm uy tín nghề nghiệp của mình.

Xem toàn văn bản chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán

Nghị định 102/2021/NĐ-CP về xử phạt VPHC lĩnh vực thuế, hóa đơn, kế toán, kiểm toán

Young woman working with documents from home

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ KIỂM TOÁN

TRANG CHỦ – QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ KIỂM TOÁN

Nghị định 102/2021/NĐ-CP về xử phạt VPHC lĩnh vực thuế, hóa đơn, kế toán, kiểm toán

Young woman working with documents from home
Nơi ban hành:Chính phủNgày hiệu lực:01/01/2022
Ngày ban hành:16/11/2021Tình trạng:Còn hiệu lực
CHÍNH PHỦCỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 102/2021/NĐ-CPHà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2021

NGHỊ ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA CÁC NGHỊ ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THUẾ, HÓA ĐƠN; HẢI QUAN; KINH DOANH BẢO HIỂM, KINH DOANH XỔ SỐ; QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG; THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ; DỰ TRỮ QUỐC GIA; KHO BẠC NHÀ NƯỚC; KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Luật Hải quan ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ngày 26 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Luật Dự trữ quốc gia ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Luật Kế toán ngày 20 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật Kiểm toán độc lập ngày 29 tháng 3 năm 2011;

Căn cứ Luật Kinh doanh bảo hiểm ngày 09 tháng 12 năm 2000;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Sở hữu trí tuệ ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, hóa đơn; hải quan; kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số; quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước; kế toán, kiểm toán độc lập.

Chương I

NỘI DUNG SỬA ĐỔI, BỔ SUNG CÁC NGHỊ ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THUẾ, HÓA ĐƠN; HẢI QUAN; KINH DOANH BẢO HIỂM, KINH DOANH XỔ SỐ; QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG; THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ; DỰ TRỮ QUỐC GIA; KHO BẠC NHÀ NƯỚC; KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

1. Sửa đổi điểm a khoản 1 Điều 8 như sau:

“a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn là 02 năm.”

2. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 22 như sau:

“2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi cho, bán hóa đơn, trừ hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.”

3. Bổ sung điểm h vào khoản 4 Điều 24 như sau:

“h) Lập hóa đơn không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc trên hóa đơn theo quy định.”

4. Sửa đổi, bổ sung khoản 3, khoản 4 Điều 26 như sau:

“3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã phát hành, đã mua của cơ quan thuế nhưng chưa lập;

b) Làm mất, cháy, hỏng hoá đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) trong quá trình sử dụng, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ, tài liệu, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ;

Trường hợp người mua làm mất, cháy, hỏng hóa đơn phải có biên bản của người bán và người mua ghi nhận sự việc.

c) Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập nhưng chưa khai thuế;

Các bên liên quan phải lập biên bản ghi nhận việc mất, cháy, hỏng hóa đơn.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập, đã khai thuế trong quá trình sử dụng hoặc trong thời gian lưu trữ, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều này.”

5. Sửa đổi, bổ sung điểm b, khoản 2 Điều 42 như sau:

“b) Trong thời gian xem xét, quyết định giảm, miễn tiền phạt;”

6. Sửa đổi, bổ sung Điều 43 như sau:

“Điều 43. Miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

1. Các trường hợp miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn; thẩm quyền, trình tự, thủ tục miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thực hiện theo quy định tại Điều 77 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 38 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các khoản 2, 3, 4, 5 Điều này.

2. Mức miễn, giảm tiền phạt tối đa bằng số tiền phạt trong quyết định xử phạt và không quá giá trị tài sản, hàng hóa bị thiệt hại, sau khi trừ đi giá trị được bảo hiểm, bồi thường (nếu có).

Người nộp thuế bị thiệt hại trong trường hợp bất khả kháng quy định tại Luật Quản lý thuế thì hồ sơ chứng minh giá trị tài sản, hàng hóa bị thiệt hại và giá trị được bảo hiểm, bồi thường như sau:

a) Biên bản kiểm kê, xác định giá trị thiệt hại vật chất do người nộp thuế hoặc người đại diện hợp pháp của người nộp thuế lập;

b) Biên bản xác định giá trị thiệt hại vật chất của tổ chức có chức năng định giá theo quy định của pháp luật (bản chính hoặc bản sao có xác nhận công chứng hoặc chứng thực), trừ trường hợp có hồ sơ bồi thường quy định tại điểm c khoản này;

c) Hồ sơ bồi thường thiệt hại vật chất được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường theo quy định của pháp luật (bản chính hoặc bản sao có xác nhận công chứng hoặc chứng thực) (nếu có);

d) Hồ sơ trách nhiệm bồi thường của tổ chức, cá nhân phải bồi thường theo quy định của pháp luật (bản chính hoặc bản sao có xác nhận công chứng hoặc chứng thực) (nếu có).

3. Không miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn đối với các trường hợp đã thực hiện xong quyết định xử phạt.

4. Trường hợp được miễn, giảm tiền phạt thì cũng được miễn, giảm tiền chậm nộp tiền phạt tương ứng.

5. Người nộp thuế đã được miễn, giảm tiền phạt nhưng cơ quan có thẩm quyền, cơ quan thuế phát hiện việc miễn, giảm tiền phạt không đúng quy định tại Điều này thì người có thẩm quyền miễn, giảm tiền phạt ban hành quyết định hủy hoặc điều chỉnh quyết định miễn, giảm tiền phạt. Cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế có trách nhiệm thu vào ngân sách nhà nước khoản tiền phạt đã được miễn, giảm không đúng và tính tiền chậm nộp trên số tiền phạt được miễn, giảm không đúng. Ngày bắt đầu tính tiền chậm nộp tiền phạt được miễn, giảm không đúng là ngày tổ chức, cá nhân bị xử phạt nộp đầy đủ hồ sơ đề nghị miễn, giảm tiền phạt.”

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 128/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan

1. Bổ sung Điều 2a vào sau Điều 2 như sau:

“Điều 2a. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan đối với vi phạm hành chính nhiều lần

Tổ chức, cá nhân thực hiện vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ các trường hợp sau: thực hiện từng hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, d khoản 1, điểm a khoản 3 Điều 7; các khoản 1, 2, 3, điểm d khoản 4, các điểm a, b c, d khoản 6 Điều 8; điểm a khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 11 Nghị định này trên nhiều tờ khai/chứng từ thuộc hồ sơ hải quan ở các thời điểm đăng ký tờ khai hải quan khác nhau, được phát hiện ở cùng một thời điểm nhưng chưa bị xử lý và chưa hết thời hiệu xử lý thì xử phạt vi phạm hành chính một lần về hành vi vi phạm, đồng thời áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm hành chính nhiều lần đối với hành vi vi phạm hành chính đó.”

2. Sửa đổi, bổ sung Điều 4 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau:

“2. Thời hiệu xử phạt đối với các hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực hải quan thực hiện theo khoản 5, khoản 6 Điều này.”

b) Bổ sung khoản 5, khoản 6 như sau:

“5. Các hành vi vi phạm được xác định là đã kết thúc và thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm như sau:

a) Đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 7 Nghị định này, thời điểm chấm dứt là thời điểm thực hiện thủ tục hải quan, nộp hồ sơ thuế;

b) Đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 8 Nghị định này, thời điểm chấm dứt là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan; thời điểm nộp bản khai hàng hóa, danh sách hành khách, bản khai hành lý của hồ sơ phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;

c) Đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 10 Nghị định này, thời điểm chấm dứt là thời điểm người xuất cảnh, nhập cảnh hoàn thành việc khai hải quan;

d) Đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị định này, thời điểm chấm dứt là thời điểm nộp, xuất trình hoặc gửi chứng từ thuộc hồ sơ hải quan cho cơ quan hải quan theo tờ khai hải quan đã được đăng ký;

đ) Đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 Nghị định này, thời điểm chấm dứt là thời điểm người nộp thuế thực hiện sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán;

e) Đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm c khoản 2 Điều 11 Nghị định này, thời điểm chấm dứt là thời điểm người nộp thuế nộp báo cáo quyết toán;

g) Đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 7 Điều 11 Nghị định này, thời điểm chấm dứt là thời điểm khai, nộp, xuất trình chứng từ, tài liệu cho cơ quan hải quan;

h) Đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 7 Điều 11 Nghị định này, thời điểm chấm dứt là thời điểm dừng sử dụng bất hợp pháp tài khoản đăng nhập, chữ ký số được cấp cho tổ chức, cá nhân khác để thực hiện thủ tục hải quan;

i) Đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm c khoản 7 Điều 11 Nghị định này, thời điểm chấm dứt là thời điểm dừng truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin hải quan;

k) Đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 9; khoản 8 Điều 11; các điểm b, c, đ, e, h khoản 1 Điều 14; khoản 1 Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 18; Điều 19; Điều 20; Điều 21; Điều 22 Nghị định này, thời điểm chấm dứt là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.

6. Các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này mà không thuộc trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này được xác định là hành vi vi phạm đang được thực hiện.”

3. Bổ sung điểm đ, điểm e vào sau điểm d khoản 3 Điều 5 như sau:

“đ) Khi phạt tiền, mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 7, Điều 8, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 24 và các khoản 1, 3, 4 Điều 25 Nghị định này là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó. Nếu có tình tiết giảm nhẹ, thì mỗi tình tiết được giảm 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt nhưng mức phạt tiền đối với hành vi đó không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mỗi tình tiết tăng nặng được tính tăng 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt nhưng mức phạt tiền đối với hành vi đó không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.

e) Khi xác định mức phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ thì được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng.”

4. Sửa đổi, bổ sung Điều 29 như sau:

“Điều 29. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của hải quan

Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan và Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu; trốn thuế; vi phạm của ngân hàng thương mại trong việc không thực hiện trách nhiệm trích chuyển tiền từ tài khoản của người nộp thuế vào tài khoản của ngân sách nhà nước đối với số tiền thuế nợ phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế theo quy định tại các điểm b, c, d khoản 2 Điều 138 của Luật Quản lý thuế.

Đối với hành vi vi phạm hành chính khác, thẩm quyền xử phạt của hải quan được quy định như sau:

1. Công chức Hải quan đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức.

2. Đội trưởng, Tổ trưởng thuộc Chi cục Hải quan; Tổ trưởng thuộc Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông quan có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức.

3. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng Đội Điều tra hình sự, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức;

c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng đối với cá nhân, 100.000.000 đồng đối với tổ chức;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định này.

4. Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức;

c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định này.

5. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 200.000.000 đồng đối với tổ chức;

c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định này.”

5. Bổ sung khoản 2a, sửa đổi, bổ sung khoản 3, bổ sung khoản 3a và sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 30 như sau:

a) Bổ sung khoản 2a vào sau khoản 2 như sau:

“2a. Đội trưởng Đội đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức;

c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 20.000.000 đồng đối với cá nhân, 40.000.000 đồng đối với tổ chức;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ khoản 5 Điều 5 Nghị định này.”

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như sau:

“3. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức;

c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 40.000.000 đồng đối với cá nhân, 80.000.000 đồng đối với tổ chức;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ khoản 5 Điều 5 Nghị định này.”

c) Bổ sung khoản 3a vào sau khoản 3 như sau:

“3a. Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 100.000.000 đồng đối với cá nhân, 200.000.000 đồng đối với tổ chức;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ và e khoản 5 Điều 5 Nghị định này.”

d) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 như sau:

“4. Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng, Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 200.000.000 đồng đối với tổ chức;

c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ và e khoản 5 Điều 5 Nghị định này.”

6. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 31 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 4 như sau:

“c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 40.000.000 đồng đối với cá nhân, 80.000.000 đồng đối với tổ chức;”

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 như sau:

“5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển; Đoàn trưởng Đoàn trinh sát, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 60.000.000 đồng đối với tổ chức;

c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 60.000.000 đồng đối với cá nhân, 120.000.000 đồng đối với tổ chức;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ khoản 5 Điều 5 Nghị định này.”

c) Sửa đổi, bổ sung khoản 6 như sau:

“6. Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức;

c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ khoản 5 Điều 5 Nghị định này.”

7. Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 4, tên khoản 6, điểm b, điểm c khoản 6, khoản 9, điểm đ, điểm e khoản 10 Điều 32 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 4 như sau:

“4. Trường hợp vụ việc vi phạm hành chính có nhiều hành vi vi phạm thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được xác định theo nguyên tắc sau đây:”

b) Sửa đổi, bổ sung tên của khoản 6 như sau: “Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Hải quan”

c) Sửa đổi, bổ sung điểm b, điểm c khoản 6 như sau:

“b) Đội trưởng, Tổ trưởng thuộc Chi cục Hải quan; Tổ trưởng thuộc Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông quan có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm a, b, d khoản 1 Điều 7; khoản 2 Điều 7; các điểm a, b, c, d, đ, e, h khoản 3 Điều 7; điểm c khoản 4 Điều 7; các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 8; các điểm a, b, c, d khoản 6 Điều 8; điểm a khoản 1, điểm a khoản 2, điểm a khoản 3, điểm a khoản 5 Điều 10; các khoản 1, 2, 3 Điều 11; khoản 1 Điều 12; khoản 1 Điều 13; các khoản 1, 2 Điều 23; các khoản 1, 2 Điều 24 Nghị định này;

c) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng Đội Điều tra hình sự, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan có thẩm quyền xử phạt tiền, xử phạt bổ sung và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 7; Điều 8; các điểm a, b, c khoản 1, khoản 2, khoản 3, điểm a khoản 4, các điểm a, b khoản 5 Điều 10; các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 11; các điểm a, b, c khoản 8, khoản 9, khoản 10 Điều 11; các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 7, 8 Điều 12; các khoản 1, 2, 3, 4, 7, 8 Điều 13; các điểm a, b, c, d khoản 1, khoản 4, khoản 5 Điều 15; các điểm a, b, c khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 16; các điểm a, b, c khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 17; Điều 18 (trừ trường hợp mức phạt tiền vượt quá thẩm quyền của các chức danh này); Điều 19; các khoản 1, 2, 3, 7, 8 Điều 20; các khoản 1, 2, 4, 5 Điều 21; các khoản 1, 2, các điểm a, b, c ,d, đ, e, g khoản 3, khoản 4 Điều 22; Điều 23; các khoản 1, 2 Điều 24; các khoản 1, 3, 4 Điều 25 Nghị định này;”

d) Sửa đổi, bổ sung khoản 9 như sau:

“9. Ở những địa điểm dọc biên giới quốc gia, nơi không có tổ chức hải quan thì Bộ đội Biên phòng đóng tại địa bàn đó có thẩm quyền xử phạt tiền, xử phạt bổ sung và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Điều 30 Nghị định này đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan quy định tại Điều 13 Nghị định này, cụ thể như sau:

a) Trạm trưởng, Đội trưởng của Chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đang thi hành công vụ có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này;

b) Đội trưởng Đội đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1, các điểm a, b khoản 2, khoản 7, điểm d khoản 8 Điều 13 Nghị định này;

c) Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 7, các điểm b, d khoản 8 Điều 13 Nghị định này;

d) Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 13 Nghị định này;

đ) Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Biên phòng, Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 13 Nghị định này.”

đ) Sửa đổi, bổ sung điểm đ, điểm e khoản 10 như sau:

“đ) Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển; Đoàn trưởng Đoàn trinh sát, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, các điểm b, c, d, đ khoản 5, khoản 7, các điểm b, c và d khoản 8 Điều 13 Nghị định này;

e) Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, các điểm b, c và d khoản 8 Điều 13 Nghị định này.”

8. Bổ sung Điều 33a vào sau Điều 33 như sau:

“Điều 33a. Thi hành biện pháp khắc phục hậu quả

1. Khi cá nhân, tổ chức thi hành biện pháp buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, cơ quan hải quan thực hiện việc giám sát chặt chẽ từ nơi lưu giữ hàng hóa vi phạm đến cửa khẩu tái xuất.

Kết quả giám sát phải được Hải quan cửa khẩu xác nhận bằng văn bản hoặc các phương thức điện tử khác và gửi lại cho cơ quan hải quan đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 05 (năm) ngày kể từ ngày tang vật, phương tiện vi phạm đã đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc tái xuất để lưu hồ sơ vụ việc.

2. Biện pháp buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất tại cửa khẩu nhập đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được thực hiện như sau:

a) Trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đang được lưu giữ tại khu vực cửa khẩu thì cơ quan hải quan phải thực hiện việc giám sát chặt chẽ để đảm bảo tang vật, phương tiện vi phạm đã đưa ra tại cửa khẩu nhập. Kết quả giám sát được ghi nhận lại tại biên bản để lưu hồ sơ hải quan;

b) Trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm không còn được lưu giữ tại khu vực cửa khẩu nhập thì cơ quan hải quan giám sát chặt chẽ từ nơi lưu giữ tang vật, phương tiện vi phạm đến cửa khẩu đã nhập để tái xuất. Kết quả giám sát phải được Hải quan cửa khẩu xác nhận bằng văn bản hoặc các phương thức điện tử khác và gửi lại cho cơ quan hải quan đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 05 (năm) ngày kể từ ngày tang vật, phương tiện vi phạm đã đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc tái xuất để lưu hồ sơ vụ việc.

3. Khi cá nhân, tổ chức thi hành biện pháp buộc thực hiện việc vận chuyển hàng hóa quá cảnh, chuyển cảng, chuyển khẩu, chuyển cửa khẩu, hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất đúng cửa khẩu, tuyến đường quy định thì Chi cục Hải quan nơi vận chuyển đi có trách nhiệm giám sát hàng hóa vận chuyển đi và phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi hàng hóa vận chuyển đến hoặc các cơ quan liên quan để hàng hóa được vận chuyển đảm bảo đúng tuyến đường, cửa khẩu theo quy định.

4. Khi thi hành biện pháp buộc loại bỏ bao bì, nhãn hàng hóa đã thay đổi do hành vi vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính có thể thực hiện bằng các hình thức: gỡ bỏ, hủy bỏ và phải làm lại bao bì, nhãn hàng hóa đúng nguyên trạng ban đầu.

Khi thi hành biện pháp buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn hàng hóa trước khi đưa hàng hóa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính có thể thực hiện bằng các hình thức: xóa bỏ, gỡ bỏ, hủy bỏ các yếu tố vi phạm trên nhãn hàng hóa.

5. Khi thi hành biện pháp buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính căn cứ vào tính chất, đặc điểm của hàng hoá, vật phẩm và yêu cầu đảm bảo vệ sinh môi trường để thực hiện tiêu hủy theo các hình thức sau đây: sử dụng hóa chất, sử dụng biện pháp cơ học, hủy đốt, hủy chôn, hình thức khác theo quy định của pháp luật. Cơ quan hải quan giám sát việc tiêu hủy trực tiếp hoặc giám sát bằng các phương tiện kỹ thuật khác (nếu có).

Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thực hiện việc tiêu hủy hàng hoá, vật phẩm phải lập biên bản tiêu hủy theo mẫu được ban hành kèm theo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Biên bản tiêu hủy phải có chữ ký của các thành phần tham gia tiêu hủy và đại diện cơ quan hải quan giám sát việc tiêu hủy. Sau khi tiêu hủy, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp 01 biên bản tiêu hủy và các chứng từ liên quan đến việc tiêu hủy cho cơ quan hải quan đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trong thời hạn 05 (năm) ngày kể từ ngày tiêu hủy.

6. Khi thi hành biện pháp buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thực hiện nộp lại số tiền tương ứng ghi trên quyết định xử phạt.

7. Cá nhân, tổ chức thi hành biện pháp buộc nộp đủ số tiền thuế trốn, số tiền thuế thiếu; buộc nộp đủ số tiền thuế đã được miễn, giảm, hoàn, không thu không đúng được ghi trên quyết định ấn định thuế vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước và nộp 01 bản chụp giấy nộp tiền (nếu nộp tiền mặt) cho cơ quan hải quan đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo dõi, lưu hồ sơ vụ việc.

8. Cá nhân, tổ chức thi hành biện pháp buộc dán tem “Vietnam duty not paid” trước khi bày bán hàng hóa tại cửa hàng miễn thuế hoặc trước khi giao cho đối tượng mua hàng trong trường hợp hàng hóa được xuất thẳng từ kho chứa hàng miễn thuế đến đối tượng mua hàng. Vị trí dán tem “Vietnam duty not paid” thực hiện theo các quy định của Chính phủ về kinh doanh hàng miễn thuế.”

9. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 33 như sau:

“1. Thủ tục xử phạt, thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan thực hiện theo quy định tại Chương III Phần thứ hai Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và các khoản từ 29 đến 45 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính; Chương XIV, mục 1 Chương XV Luật Quản lý thuế năm 2019; Chương VII Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế và quy định tại Nghị định này.”

10. Sửa đổi, bổ sung Điều 34 như sau:

“Điều 34. Miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan

Việc miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 77 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 38 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.”

Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 48/2018/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ và Nghị định số 80/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ

1. Sửa đổi tên Điều 3, bổ sung điểm c khoản 2 và bổ sung khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 3 như sau:

a) Sửa đổi tên Điều 3 như sau:

“Điều 3. Hình thức xử phạt và thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính”

b) Bổ sung điểm c vào sau điểm b khoản 2 như sau:

“c) Nguyên tắc áp dụng hình thức tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xổ số có thời hạn:

Khi xác định thời hạn tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xổ số đối với tổ chức vi phạm vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ thì được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng.

Thời hạn tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cụ thể đối với một hành vi vi phạm là mức trung bình của khung thời hạn được quy định đối với hành vi đó. Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mỗi tình tiết giảm nhẹ được giảm 01 tháng nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung thời hạn tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xổ số; nếu có tình tiết tăng nặng thì mỗi tình tiết tăng nặng áp dụng tăng 01 tháng nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung thời hạn tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xổ số.”

c) Bổ sung khoản 3, khoản 4, khoản 5 vào sau khoản 2 Điều 3 như sau:

“3. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm:

a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

b) Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ ngày người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm. Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ ngày chấm dứt hành vi vi phạm. Thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm để tính thời hiệu xử phạt trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm là ngày thực hiện đúng các quy định pháp luật. Trường hợp không xác định được ngày thực hiện đúng các quy định pháp luật thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm là ngày phát hiện hành vi vi phạm.

Thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm để tính thời hiệu xử phạt đối với một số hành vi vi phạm tại Chương II Nghị định này được quy định như sau:

– Đối với hành vi sửa chữa, gian dối hoặc giả mạo các tài liệu đối với hồ sơ đã được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động tại khoản 1 Điều 5, khoản 1 Điều 6 Nghị định này, thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày phát hiện hồ sơ đã được cấp phép bị tẩy xoá, sửa chữa làm thay đổi nội dung;

– Đối với hành vi vi không ban hành quy trình, hướng dẫn nội bộ theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 9, điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định này, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày thực hiện ban hành quy trình theo quy định của pháp luật;

– Đối với hành vi vi phạm quy định về chế độ báo cáo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 18, điểm e khoản 3 Điều 18, điểm b khoản 1 Điều 21 và điểm a khoản 1 Điều 32 Nghị định này, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày thực hiện báo cáo.

4. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với lĩnh vực kinh doanh xổ số:

a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh xổ số là 01 năm.

b) Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh xổ số đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ ngày người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm. Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ ngày chấm dứt hành vi vi phạm. Thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm để tính thời hiệu xử phạt đối với một số hành vi vi phạm tại Chương 3 Nghị định này được quy định như sau:

– Đối với hành vi sửa chữa, tẩy xoá làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, các tài liệu trong hồ sơ đã được làm đại lý xổ số quy định tại khoản 1 Điều 35 và khoản 1 Điều 41 Nghị định này nếu không xác định được ngày sửa chữa, tẩy xoá làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, các tài liệu trong hồ sơ đã được làm đại lý xổ số thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày phát hiện Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh bị sửa chữa, tẩy xóa làm thay đổi nội dung;

– Đối với hành vi không xây dựng và ban hành quy chế quy định chi tiết quy trình tổ chức thu hồi vé xổ số không tiêu thụ hết, không xây dựng và công bố công khai thể lệ quay số mở thưởng, không ban hành Quy chế quản lý, khai thác dữ liệu máy chủ kinh doanh xổ số điện toán quy định tại khoản 1 Điều 40, khoản 1 Điều 44 và khoản 1 Điều 49 Nghị định này, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày thực hiện ban hành quy chế quy định chi tiết quy trình tổ chức thu hồi vé xổ số không tiêu thụ hết, công bố công khai thể lệ quay số mở thưởng, ban hành Quy chế quản lý, khai thác dữ liệu máy chủ kinh doanh xổ số điện toán;

– Đối với hành vi vi phạm quy định về chế độ báo cáo quy định tại Điều 51 Nghị định này, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày thực hiện báo cáo.

5. Xác định mức phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính cụ thể trong trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ:

a) Khi xác định mức phạt tiền đối với tổ chức, cá nhân vi phạm vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ thì được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng.

b) Mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó. Nếu có tình tiết giảm nhẹ, thì mỗi tình tiết được giảm 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt nhưng mức phạt tiền đối với hành vi đó không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mỗi tình tiết tăng nặng được tính tăng 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt nhưng mức phạt tiền đối với hành vi đó không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.”

2. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 19 như sau:

“b) Không tuân thủ quy tắc, điều khoản và biểu phí theo quy định pháp luật;”

3. Bổ sung Điều 33a vào sau Điều 33 như sau:

“Điều 33a. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm

1. Các chức danh nêu tại Điều 33 Nghị định này khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định.

2. Người có thẩm quyền đang thi hành công vụ trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm theo văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính và chuyển biên bản vi phạm hành chính đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.”

4. Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 2 Điều 33 như sau:

“d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 100.000.000 đồng đối với cá nhân, 200.000.000 đồng đối với tổ chức;”

5. Bổ sung Điều 51a vào sau Điều 51 như sau:

“Điều 51a. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh xổ số

Người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 52 Nghị định này hoặc người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh xổ số có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính.”

6. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2 Điều 52 như sau:

“c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 100.000.000 đồng đối với cá nhân, 200.000.000 đồng đối với tổ chức.”

Điều 4. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 63/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước

1. Sửa đổi, bổ sung Điều 3 như sau:

“Điều 3. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước quy định tại Nghị định này là 01 năm. Riêng các hành vi vi phạm hành chính đối với tài sản công là nhà, đất và tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý thì thời hiệu xử phạt là 02 năm.

2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công quy định như sau:

a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;

b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;

c) Hành vi vi phạm hành chính đối với các quy định về đầu tư, mua sắm tài sản công tại Điều 6 Nghị định này được xác định là hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc trong trường hợp đã thực hiện xong việc đầu tư, mua sắm tài sản và giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng; được xác định là hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện trong các trường hợp còn lại;

d) Hành vi vi phạm hành chính đối với các quy định về đi thuê tài sản tại Điều 7 Nghị định này được xác định là hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc trong trường hợp đã thuê tài sản và đưa vào sử dụng; được xác định là hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện trong các trường hợp còn lại;

đ) Hành vi vi phạm hành chính đối với các quy định về lấn chiếm trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp tại Điều 11 Nghị định này được xác định như sau:

– Hành vi tổ chức, cá nhân đang sử dụng đất liền kề tự chuyển dịch mốc giới thửa đất để mở rộng diện tích đất hoặc xây dựng công trình lấn chiếm sang không gian phần diện tích đất thuộc khuôn viên trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức, đơn vị được xác định là hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc trong trường hợp đã thực hiện mở rộng diện tích đất hoặc xây dựng xong công trình lấn chiếm; được xác định là hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện trong các trường hợp còn lại.

– Hành vi tổ chức, cá nhân tự ý sử dụng nhà, đất thuộc trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức, đơn vị xác định là hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện.

e) Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công đang được thực hiện là các hành vi quy định tại các Điều 8, 9, 10, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 20, 21, 22, 23, 24, 25 và 26 Nghị định này.

3. Việc xác định hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện, hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được quy định như sau:

a) Hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều 31 Nghị định này được xác định là hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc trong trường hợp đã thực hiện xong việc mua sắm tài sản và giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng; được xác định là hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện trong các trường hợp còn lại;

b) Hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định này được xác định là hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc trong trường hợp đã hoàn thành việc chi tiền từ quỹ theo nội dung sai mục đích, tôn chỉ của quỹ; được xác định là hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện trong các trường hợp còn lại;

c) Hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều 32 Nghị định này được xác định là hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc trong trường hợp đã hoàn thành việc chi tiền từ quỹ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn, vượt định mức, đơn giá theo quy định của pháp luật; được xác định là hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện trong các trường hợp còn lại;

d) Hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 33 Nghị định này được xác định là hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc trong trường hợp hành vi cản trở trái phép việc thực hiện nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, thực hiện các dự án sử dụng tài nguyên tái chế đã chấm dứt; được xác định là hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện trong các trường hợp còn lại;

đ) Hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định này được xác định là hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc trong trường hợp hành vi khai thác, sử dụng tài nguyên không đúng quy hoạch, kế hoạch, quy trình đã chấm dứt; được xác định là hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện trong các trường hợp còn lại;

e) Hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 35 Nghị định này được xác định là hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc trong trường hợp hành vi gây lãng phí trong quản lý trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp đã chấm dứt; được xác định là hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện trong các trường hợp còn lại;

g) Hành vi vi phạm quy định về mua sắm tài sản, vật tư trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vốn nhà nước tại khoản 2, khoản 3 Điều 36 Nghị định này được xác định là hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc trong trường hợp đã thực hiện xong việc mua sắm tài sản; được xác định là hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện trong các trường hợp còn lại;

h) Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiết kiệm đang thực hiện là hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 31, khoản 1, khoản 4 Điều 36 Nghị định này; hành vi vi phạm về quản lý, sử dụng vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vốn nhà nước quy định tại khoản 2 Điều 36 Nghị định này; hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng tài sản, vật tư quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 36 Nghị định này.

4. Việc xác định hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện, hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dự trữ quốc gia được quy định như sau:

a) Các hành vi vi phạm hành chính được xác định đang thực hiện là các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 41, Điều 42, Điều 47, các điểm b, c khoản 3 Điều 48, Điều 49 Nghị định này;

b) Trừ các hành vi vi phạm hành chính nêu tại điểm a khoản này, các hành vi vi phạm hành chính còn lại được xác định là hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc.

5. Thời điểm các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kho bạc nhà nước được xác định là đã kết thúc được quy định như sau:

a) Đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 54, Điều 57, Điều 58, Điều 59, Điều 60 Nghị định này: thời điểm kết thúc là thời điểm nộp hồ sơ, chứng từ tại Kho bạc Nhà nước;

b) Đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 55, Điều 56, Điều 61 Nghị định này: thời điểm kết thúc là thời điểm Kho bạc Nhà nước nhận được kết luận của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự về vụ việc vi phạm không có dấu hiệu tội phạm.”

2. Sửa đổi, bổ sung khoản 7 Điều 4 như sau:

“7. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này không được sử dụng tiền ngân sách nhà nước hoặc tiền có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước để nộp phạt và khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm của mình gây ra, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 37 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.”

3. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 như sau:

“Điều 5. Áp dụng mức phạt tiền

1. Mức phạt tiền quy định tại mục 1, mục 2, mục 3 và mục 4 Chương II, mục 1 Chương III, mục 1 Chương IV, mục 1 và mục 2 Chương V Nghị định này là mức phạt tiền quy định đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức; cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức (trừ quy định tại Điều 17, Điều 23, Điều 27 Nghị định này).

2. Khi phạt tiền, mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó. Nếu có tình tiết giảm nhẹ, thì mỗi tình tiết được giảm 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt nhưng mức phạt tiền đối với hành vi đó không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mỗi tình tiết tăng nặng được tính tăng 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt nhưng mức phạt tiền đối với hành vi đó không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.

3. Khi xác định mức phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ thì được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng.”

4. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1, điểm c khoản 2, điểm c khoản 3 Điều 30 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 30 như sau:

“c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 1.000.000 đồng;”

b) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2 Điều 30 như sau:

“c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 100.000.000 đồng;”

c) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 3 Điều 30 như sau:

“c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 140.000.000 đồng.

5. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 51 như sau:

“c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 100.000.000 đồng”.

6. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 52 như sau:

“c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 1.000.000 đồng”.

7. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2 Điều 52 như sau:

“c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 100.000.000 đồng”.

8. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 3 Điều 52, điểm c khoản 1 Điều 53 như sau:

“c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 140.000.000 đồng”.

9. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 Điều 56 như sau:

“1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi lập hồ sơ, chứng từ giả mạo gửi Kho bạc Nhà nước để thanh toán, chi trả các khoản chi thường xuyên, chi sự nghiệp có tính chất thường xuyên, chi chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu sử dụng kinh phí sự nghiệp (loại trừ các khoản chi thực hiện các công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất từ nguồn kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước và nguồn phí được để lại theo chế độ quy định để chi thường xuyên có tổng mức đầu tư từ 500.000.000 đồng trở lên).

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi lập hồ sơ, chứng từ giả mạo gửi Kho bạc Nhà nước để thanh toán vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước và nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu hoặc chi thực hiện các công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất từ nguồn kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước và nguồn phí được để lại theo chế độ quy định để chi thường xuyên có tổng mức đầu tư từ 500.000.000 trở lên.”

10. Bổ sung điểm c khoản 1 Điều 62 như sau:

“c) Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ.”

11. Sửa đổi điểm a khoản 3 Điều 63 như sau:

“a) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng;”

Điều 5. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 41/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 3 như sau:

“3. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập được quy định như sau:

a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;

b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;

c) Đối với hành vi vi phạm về kế toán và kiểm toán độc lập quy định tại Nghị định này, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm hành chính để tính thời hiệu xử phạt là:

– Thời điểm tổ chức, cá nhân thực hiện xong quy trình nghiệp vụ, yêu cầu công việc theo quy định của pháp luật về kế toán và kiểm toán độc lập;

– Thời điểm tổ chức, cá nhân chấm dứt hành vi vi phạm để thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về kế toán, kiểm toán.

d) Để xem xét hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc hay đang thực hiện, ngoài việc căn cứ điểm c trên đây, cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính căn cứ vào quy định của pháp luật về kế toán, kiểm toán độc lập, hồ sơ, tài liệu và tình tiết của từng vụ việc cụ thể để xác định hành vi vi phạm đã kết thúc hay hành vi vi phạm đang thực hiện.”

2. Sửa đổi, bổ sung khoản 2, khoản 3 Điều 6 như sau:

“2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 7; Điều 8; Điều 9; Điều 10; Điều 11; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 19; khoản 1, khoản 3 Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 24; Điều 26; Điều 33; Điều 34; khoản 1, khoản 3 Điều 36; khoản 1 Điều 38; khoản 2, khoản 3 Điều 39; khoản 1, khoản 2 Điều 48; khoản 1 Điều 57; khoản 1, khoản 2 Điều 61; Điều 67 là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

3. Thẩm quyền xử phạt của các chức danh quy định tại Chương IV Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân đối với chức danh đó.”

3. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2 Điều 70 như sau:

“c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng đối với cá nhân, 100.000.000 đồng đối với tổ chức.”

4. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 71 như sau:

“c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng đối với cá nhân, 20.000.000 đồng đối với tổ chức.”

Điều 6. Bổ sung, bỏ một số từ, cụm từ, bãi bỏ khoản tại một số điều như sau

1. Bổ sung cụm từ, bãi bỏ khoản tại Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn như sau:

a) Bổ sung cụm từ “hành chính” tại các cụm từ “vi phạm nhiều lần” thành “vi phạm hành chính nhiều lần” tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 3 Điều 5.

b) Bãi bỏ khoản 3 Điều 8.

2. Bổ sung, bỏ một số cụm từ tại Nghị định số 128/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan như sau:

a) Bổ sung cụm từ “và khoản 31 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính” vào sau cụm từ “Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012” tại khoản 3 Điều 4.

b) Bổ sung cụm từ “và các khoản từ 61 đến 67 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính” vào sau cụm từ “Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012” tại khoản 1 Điều 26.

c) Bổ sung cụm từ “và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính” vào sau cụm từ “Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012” tại khoản 2 Điều 36.

d) Bỏ cụm từ “có trị giá không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” tại điểm c khoản 1 Điều 28.

3. Bỏ một số từ, cụm từ, bổ sung cụm từ tại Nghị định số 98/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 48/2018/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ và và Nghị định số 80/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ như sau:

a) Bổ sung cụm từ “, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính” vào sau cụm từ “thẩm quyền xử phạt” tại khoản 1 Điều 1.

b) Bổ sung cụm từ “lập biên bản và” vào sau từ “thẩm quyền” tại tên của Mục 7 và Mục 8 Chương II.

c) Bỏ cụm từ “được sử dụng để” và “sử dụng để” tại điểm b khoản 2 Điều 3; điểm b khoản 1, điểm d khoản 3 Điều 33; điểm a khoản 6 Điều 36; điểm b khoản 1, điểm c khoản 2, điểm d khoản 3 Điều 52.

4. Bỏ, sửa cụm từ tại Nghị định 63/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước như sau:

a) Bỏ cụm từ “có giá trị không vượt quá mức phạt tiền quy định tại điểm b khoản này” tại cuối điểm c khoản 1 Điều 29.

b) Sửa cụm từ “Quỹ có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước” thành “Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách” tại Điều 32.

5. Bỏ cụm từ tại Nghị định 41/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập như sau:

a) Bỏ cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm b khoản này” tại cuối điểm c khoản 2 Điều 71.

b) Bỏ cụm từ “đối với cá nhân” tại điểm b khoản 3 Điều 71.

Chương II

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 7. Quy định chuyển tiếp

1. Đối với trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành mà sau thời điểm có hiệu lực của Nghị định này, cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính còn khiếu nại thì được giải quyết theo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm hành chính.

2. Đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, hóa đơn; hải quan; kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số; quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước; kế toán, kiểm toán độc lập xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết để xử phạt vi phạm hành chính thì áp dụng các quy định về xử phạt quy định tại Nghị định này nếu Nghị định này không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn cho cá nhân, tổ chức vi phạm.

3. Đối với hồ sơ đề nghị miễn tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn đã được cơ quan thuế tiếp nhận trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì áp dụng Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn để giải quyết theo quy định.

Điều 8. Trách nhiệm thực hiện

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Điều 9. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.

Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán nhà nước;
– Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
– Ngân hàng Chính sách xã hội;
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
– Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
– Lưu: VT, KTTH (2b)

TM. CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Lê Minh Khái

BÀI VIẾT GẦN ĐÂY