KIẾN THỨC KIỂM TOÁN CHO GIÁM ĐỐC
TRANG CHỦ – KIẾN THỨC KIỂM TOÁN CHO GIÁM ĐỐC
Ngân hàng cung cấp thông tin cho cơ quan Thuế: Doanh nghiệp có cần lo lắng?
- May 2, 2024
Các ngân hàng phải thực hiện cung cấp dữ liệu tài khoản, thông tin tài khoản giao dịch như số dư, số liệu giao dịch…của tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của cơ quan Thuế. Và phối hợp với cơ quan quản lý thuế trong thực hiện biện pháp cưỡng chế thuế.
Cơ sở cho sự hình thành quy định cung cấp dữ liệu tài khoản
Ảnh hưởng đến tổ chức, cá nhân kinh doanh ra sao
- Bảo mật thông tin, tiết lộ các vấn đề riêng tư: Nhiều tổ chức, cá nhân rất lo lắng về việc các thông tin trong tài khoản bị lộ ra ngoài. Đặc biệt là các thông tin bí mật về hoạt động kinh doanh, cũng như các thông tin khác có lợi cho đối thủ cạnh tranh, khi tài khoản được cung cấp cho cơ quan Thuế mà chưa có sự đồng ý của chủ tài khoản.
- Giải trình các giao dịch không có trong sổ sách nhưng lại thể hiện trong sổ phụ, sao kê ngân hàng: Sự khác biệt về các giao dịch trong sổ phụ ngân hang và sổ sách kế toán khi cơ quan thuế đối chiếu hồ sơ, sẽ đưa đến việc tổ chức, cá nhân cần giải trình lý do cho các khác biệt đó.
- Khó hoặc không giải trình phù hợp vì sao dữ liệu liên quan giao dịch mua bán của cá nhân hoặc tổ chức kinh doanh trong tài khoản khác với kê khai nộp thuế: Việc phát sinh quá nhiều giao dịch trong một hoặc nhiều tài khoản ngân hang, cũng như việc sổ sách kế toán không phản ánh kịp toàn bộ phát sinh vào báo cáo sẽ gây đến sựu khó theo dõi, quản lý cũng như nhớ để giải trình chi tiết từng khác biệt.
- Truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và phạt chậm nộp từ việc kê khai thiếu doanh thu chịu thuế: Khi không giải trình được, tổ chức, cá nhân phải chịu ấn định thuế, đồng nghĩa với phải phát sinh them các khoản thuế phải nộp và các khoản phạt kèm theo.
- Bị phong tỏa tài khoản giao dịch nhằm thực hiện cưỡng chế theo yêu cầu của cơ quan Thuế.
- Ảnh hưởng uy tín và hình ảnh cá nhân, tổ chức đang kinh doanh: Ngân hang sẽ thực hiện phong tỏa tài khoản của tổ chức, cá nhân nhằm thực hiện việc truy thu thuế theo yêu cầu của cơ quan Thuế sau khi phát hiện các sai phạm.
- Khó khăn về hoạt động kinh doanh khi có sự chú ý của hai cơ quan trên: Khi có các dấu hiệu về kê khai thiếu doanh thu, thiếu thuế, cũng như các bất thường về giao dịch trong sổ phụ ngân hang, tổ chức, cá nhân có khả năng bị cơ quan thuế chú ý cao trong các hoạt động sản xuất kinh doanh sau này.
Giải pháp nào cho doanh nghiêp trước tình hình hiện nay
- Nắm rõ và tìm hiểu cặn kẽ các quy định hiện hành đang ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức, cá nhân kinh doanh, nhất là kinh doanh online, kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội.
- Thường xuyên kiểm tra, đối chiếu số liệu giao dịch qua các tài khoản ngân hàng và sổ sách kế toán để phát hiện có hay không sự khác biệt.
- Thực hiện xây dựng lại cách thức hạch toán sổ sách để phù hợp với yêu cầu của quy định hiện hành.
- Xác định các vấn đề đang tồn tại chưa phù hợp với quy định, dẫn đến các rủi ro cho doanh nghiệp có thể gặp trong tương lai, từ đó thực hiện điều chỉnh, kê khai, nộp thuế bổ sung nếu có.
- Kiểm tra, đối soát các khoản thu chi liên quan đến doanh thu (kể cả bằng tiền mặt) qua các kênh kinh doanh nhằm tránh kê khai thiếu doanh thu bán hàng.
- Thu thập đầy đủ các chứng từ khi có giao dịch với nhà thầu nước ngoài làm bằng chứng cho chi phí trong kỳ, tránh bị loại trừ khi tính thuế.
IGLOBAL làm được gì cho doanh nghiệp
Theo đó, Đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ NNT: Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, cảnh báo tới các DN về việc tự ý sử dụng thông tin của cá nhân để kê khống số lượng người lao động, hạch toán khống chi phí nhân công,… là hành vi vi phạm pháp luật về dân sự, hành chính và pháp luật hình sự; DN kê khai khống sẽ bị lưu vết và cơ quan thuế sẽ theo dõi, xử lý theo quy định pháp luật thuế và liên quan (nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự).
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để cá nhân được biết về lợi ích của việc rà soát, chuẩn hóa MST cá nhân theo CCCD/ CMND/Số định danh cá nhân; về việc tra cứu thông tin NNT tại đường dẫn https://tracuunnt.gdt.gov.vn; và lợi ích của việc sử dụng tài khoản giao dịch thuế điện tử do cơ quan thuế cấp, cài đặt ứng dụng eTax Mobile trên điện thoại thông minh và tra cứu thông tin về các nguồn thu nhập trên ứng dụng eTax Mobile để tự đảm bảo kiểm soát được đầy đủ, chính xác các nguồn thu nhập của bản thân.
Bên cạnh đó, Tổng cục Thuế cho biết đã triển khai nâng cấp các chức năng tổng hợp dữ liệu quyết toán, tra cứu quản lý nguồn thu nhập,… trên các ứng dụng TMS, eTax Mobile để hỗ trợ cơ quan thuế các cấp trong quá trình xử lý, giải quyết hồ sơ quyết toán thuế TNCN.
Do đó, Tổng cục Thuế đề nghị các Cục Thuế nghiên cứu để khai thác, sử dụng các chức năng trên hệ thống CNTT từ đó phục vụ công tác kiểm tra, giám sát hồ sơ quyết toán thuế TNCN cũng như để hỗ trợ, phục vụ tốt hơn đối với NNT.
HỖ TRỢ TỪ CHUYÊN GIA
Bảo vệ doanh nghiệp của bạn khỏi những rủi ro về thuế và pháp lý không cần thiết. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để nhận được sự tư vấn chuyên sâu từ các chuyên gia hàng đầu về tuân thủ thuế!