Điều kiện để chi phí lãi vay là chi phí hợp lý

TIN TỨC

TRANG CHỦ – TIN TỨC

Điều kiện để chi phí lãi vay là chi phí hợp lý

Vấn đề: Chi phí lãi vay có bị khống chế không? Điều kiện để chi phí lãi vay là chi phí hợp lý là gì?

Các khoản chi không được trừ khi tính thuế TNDN

Theo khoản 2 điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC, quy định Các khoản chi không được trừ khi tính thuế TNDN:
 
(1) Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.
 
(2) Chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư) đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh. Chi trả lãi tiền vay trong quá trình đầu tư đã được ghi nhận vào giá trị của tài sản, giá trị công trình đầu tư. Trường hợp doanh nghiệp đã góp đủ vốn điều lệ, trong quá trình kinh doanh có khoản chi trả lãi tiền vay để đầu tư vào doanh nghiệp khác thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Chi trả lãi tiền vay tương ứng với vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế được xác định như sau:
    • Trường hợp số tiền vay nhỏ hơn hoặc bằng số vốn điều lệ còn thiếu thì toàn bộ lãi tiền vay là khoản chi không được trừ.
    • Trường hợp số tiền vay lớn hơn số vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn:
+ Nếu doanh nghiệp phát sinh nhiều khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền vay không được trừ bằng tỷ lệ (%) giữa vốn điều lệ còn thiếu trên tổng số tiền vay nhân với tổng số lãi vay. + Nếu doanh nghiệp chỉ phát sinh một khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền vay không được trừ bằng số vốn điều lệ còn thiếu nhân (x) lãi suất của khoản vay nhân với thời gian góp vốn điều lệ còn thiếu.   Chi phí lãi vay hợp lý tương ứng với phần vốn điều lệ cụ thể như sau Nếu công ty đã góp đủ vốn điều lệ và các khoản chi phí lãi vay là để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, không phải phục vụ hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản thì được hạch toán toàn bộ vào chi phí hợp lý (Theo Công văn số 73005/CT-TTHT ngày 28/11/2016 của Cục Thuế TP Hà Nội) 
 
Ví dụ 1:
Công ty A có vốn điều lệ là 2 tỷ đồng. Do các thành viên sáng lập đã góp đủ vốn điều lệ, Công ty đã vay ngân hàng 600 triệu đồng với mức lãi suất là 10%/năm để bổ sung vào vốn điều lệ cho đủ vốn điều lệ đã đăng ký. Trường hợp này trong năm Công ty A được hạch toán vào chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế TNDN của phần trả lãi tiền vay là bao nhiêu? >> Trường hợp này toàn bộ chi phí lãi vay là hợp lý 
 
Ví dụ 2:
Công ty A có vốn điều lệ là 2 tỷ đồng. Do các thành viên sáng lập không có đủ tiền nên mới góp được 1,5 tỷ đồng, Công ty đã vay ngân hàng 600 triệu đồng với mức lãi suất là 10%/năm để bổ sung vào vốn điều lệ cho đủ vốn điều lệ đã đăng ký. Trường hợp này trong năm Công ty A được hạch toán vào chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế TNDN của phần trả lãi tiền vay là bao nhiêu? >> Chi phí lãi vay 1 năm: 600.000.000 *10% = 60.000.000/ năm Chi phí lãi vay không được trừ: 50.000.000/năm (Vì theo quy định trên: Số tiền vay bằng số tiền vốn điều lệ còn thiếu hoặc nhỏ hơn thì toàn bộ tiền lãi vay là khoản chi không được trừ)  

Chi phí lãi vay hợp lý khi tính thuế TNDN cần điều kiện gì?

Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế không vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.
✓ Góp đủ vốn điều lệ đã đăng ký theo tiến độ vốn ghi trong điều lệ của DN
✓ Hợp đồng vay
✓ Khi vay của tổ chức thì phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
✓ Nếu vay của cá nhân (Khi trả tiền vay cá nhân thì phải khấu trừ 5% để nộp thuế TNCN); Nếu vay của DN (không phải tổ chức tín dụng) phải yêu cầu DN cho vay xuất hóa đơn.  
 
 

Chi phí quảng cáo trên Google, Facebook có được tính vào chi phí của doanh nghiệp không?

TIN TỨC

TRANG CHỦ – TIN TỨC

Chi phí quảng cáo trên Google, Facebook có được tính vào chi phí của doanh nghiệp không?

Vấn đề: Chi phí quảng cáo trên Google, Facebook có được tính vào chi phí của doanh nghiệp không? Nếu có thì Hồ sơ gồm những gì?

Trong hoạt động kinh doanh, việc đầu tư chi phí cho quảng cáo Google, Facebook trở thành khoản chi phí thường xuyên của nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, Google và Facebook chỉ chấp nhận thanh toán qua 2 loại thẻ là Visa/Mastercard và không xuất hóa đơn GTGT cho người dùng.

Vậy, các khoản chi phí này có được tính vào chi phí hợp lý không? Hồ sơ gồm những gì?

Chi phí quảng cáo Google, Facebook là chi phí được trừ

Theo Thông tư 78/2014/TT-BTC tại Điều 6, Khoản 1 quy định về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như sau:

“1.Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;

b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.”

Theo quy định trên, chi phí quảng cáo nhằm bán được hàng hoá dịch vụ của công ty, nên đây là chi phí phục vụ hoạt động kinh doanh và là chi phí được trừ.

Nhưng để khoản chi trên được tính vào chi phí được trừ, doanh nghiệp cần phải có những chứng từ gì?

Chi phí quảng cáo Google, Facebook để tính vào chi phí hợp lý thì cần những hồ sơ sau:

–  Quy chế của đơn vị về việc mua các dịch vụ qua mạng, trong đó có quảng cáo phù hợp với các Luật của Việt Nam

–  Đề xuất bằng văn bản của bộ phận kinh doanh cần quảng cáo với cấp trên, kèm theo bản in các điều khoản mà nhà mạng/trang quảng cáo đó đưa ra (giá cả, phương thức quảng cáo, cách trả

–  Chứng từ chứng minh rằng yêu cầu quảng cáo của doanh nghiệp đã được thực hiện

–  Chứng từ thanh toán từ thẻ tín dụng của cá nhân cho Google, Facebook; và chứng từ thanh toán từ tài khoản công ty sang thẻ tín dụng cá nhận như: Sao kê ngân hàng kèm uỷ nhiệm chi, séc,… của doanh nghiệp chứng minh việc doanh nghiệp thanh toán tiền trả cho trang quảng cáo

–  Tờ khai và chứng từ nộp thay thuế nhà thầu trước khi thanh toán cho Facebook, Google theo quy định.

 

Tham khảo thêm tại công văn số: 5681/CT-TTHT ngày 17/02/2017; Công văn số: 1550/TCT-CS ngày 24/04/2018

 

Cẩm nang quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho giám đốc

TIN TỨC

TRANG CHỦ – TIN TỨC

Cẩm nang quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho giám đốc

Bài viết này sẽ giúp giám đốc doanh nghiệp hiểu và nắm được giải quyết các vấn đề sau đây:

1. Ai phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân?

2. Thời hạn quyết toán thuế thu nhập cá nhân

3. Ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân

4. Số thuế TNCN phải nộp cho thu nhập nhận được trong năm 2019

5. Hồ sơ, thủ tục quyết toán thuế thu nhập cá nhân

6. Hoàn thuế thu nhập cá nhân

1. Ai phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân?

Theo quy định của pháp luật thuế thu nhập cá nhân, người phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân gồm tổ chức, cá nhân trả thu nhập và người lao động có thu nhập trong kỳ tính thuế.

TT

Đối tượng

Nghĩa vụ quyết toán

1

Tổ chức, cá nhân trả thu nhập (doanh nghiệp – công ty).Quyết toán cho phần thu nhập mà doanh nghiệp đã trả lương trong năm hoặc do người lao động ủy quyền.

2

Cá nhân có thu nhập (người lao động).Quyết toán cho phần thu nhập nhận được trong năm.
Lưu ý: Cá nhân được ủy quyền cho doanh nghiệp quyết toán thay cho mình nếu đủ điều kiện ủy quyền (điều kiện ủy quyền được trình bày ở phần sau).

2. Thời hạn quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Căn cứ: Điểm đ khoản 3 Điều 10 và khoản 4 Điều 8 Thông tư 156/2013/TT-BTC, cụ thể:

Điểm đ khoản 3 Điều 10 Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định:

“Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm chậm nhất là ngày thứ 90 (chín mươi), kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính”.

Khoản 4 Điều 8 Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định:

“Trường hợp ngày cuối cùng của thời hạn giải quyết thủ tục hành chính trùng với ngày nghỉ theo quy định thì ngày cuối cùng của thời hạn được tính là ngày làm việc tiếp theo của ngày nghỉ đó”.

Theo đó, hạn cuối cùng quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2019 là ngày 30/3/2020.

3. Ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân

3.1. Các trường hợp được ủy quyền

* Điều kiện ủy quyền cho doanh nghiệp quyết toán thay

Theo Điều 16 Thông tư 156/2013/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung bởi Điều 21 Thông tư 92/2015/TT-BTC), cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ủy quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế thay trong các trường hợp sau:

– Cá nhân chỉ có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một tổ chức, cá nhân trả thu nhập và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm ủy quyền quyết toán thuế, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm.

– Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một tổ chức, cá nhân trả thu nhập và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm ủy quyền quyết toán thuế, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm, đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng đã được đơn vị trả thu nhập khấu trừ thuế 10% mà không có yêu cầu quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.

– Cá nhân là người lao động được điều chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức mới trong trường hợp tổ chức cũ thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi doanh nghiệp. Cuối năm người lao động có ủy quyền quyết toán thuế thì tổ chức mới phải thu lại chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân do tổ chức cũ đã cấp cho người lao động (nếu có) để làm căn cứ tổng hợp thu nhập, số thuế đã khấu trừ và quyết toán thuế thay cho người lao động.

Lưu ý:

– Tổ chức, cá nhân trả thu nhập chỉ thực hiện quyết toán thuế thay cho cá nhân đối với phần thu nhập từ tiền lương, tiền công mà cá nhân nhận được từ tổ chức, cá nhân trả thu nhập.

– Trường hợp tổ chức chi trả sau khi thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi doanh nghiệp và thực hiện quyết toán thuế theo ủy quyền của người lao động được điều chuyển từ tổ chức cũ sang thì tổ chức mới có trách nhiệm quyết toán thuế đối với cả phần thu nhập do tổ chức cũ chi trả.

* Hồ sơ ủy quyền

Theo khoản 2 Điều 16 Thông tư 156/2013/TT-BTC (sửa đổi bởi khoản 3 Điều 21 Thông tư 92/2015/TT-BTC), cá nhân chuẩn bị hồ sơ ủy quyền như sau:

– Mẫu ủy quyền theo mẫu số 02/UQ-QTT-TNCN;

– Bản chụp hóa đơn, chứng từ chứng minh đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học (nếu có).

3.2. Các trường hợp không được ủy quyền

Theo Công văn 5749/CT-TNCN, người lao động không được ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho doanh nghiệp trong các trường hợp sau:

– Người lao động đảm bảo điều kiện được ủy quyền nhưng đã được doanh nghiệp cấp chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân thì không ủy quyền quyết toán thuế cho doanh nghiệp, trừ trường hợp doanh nghiệp đã thu hồi và hủy chứng từ khấu trừ thuế đã cấp cho người lao động.

– Người lao động có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một doanh nghiệp nhưng vào thời điểm ủy quyền quyết toán thuế không còn làm việc tại doanh nghiệp đó.

– Người lao động có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một doanh nghiệp, đồng thời có thu nhập vãng lai chưa khấu trừ thuế hoặc khấu trừ thuế chưa đủ (bao gồm trường hợp chưa đến mức khấu trừ và đã đến mức khấu trừ nhưng không khấu trừ).

– Người lao động có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại nhiều doanh nghiệp.

– Người lao động chỉ có thu nhập vãng lai đã khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% (kể cả trường hợp có thu nhập vãng lai duy nhất tại một nơi).

– Người lao động chưa đăng ký mã số thuế.

– Người lao động có thu nhập từ tiền lương, tiền công đồng thời thuộc diện xét giảm thuế do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo thì không ủy quyền quyết toán thuế mà người lao động tự khai quyết toán thuế kèm theo hồ sơ xét giảm thuế theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 46 Thông tư 156/2013/TT-BTC.

4. Số thuế TNCN phải nộp cho thu nhập nhận được trong năm 2019

4.1. Căn cứ tính thuế

Theo Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC, căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập tính thuế và thuế suất, cụ thể:

Thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ (-) các khoản giảm trừ sau:

+ Các khoản giảm trừ gia cảnh;

+ Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện;

+ Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.

4.2. Công thức tính thuế

Thuế TNCN phải nộp=Thu nhập tính thuếxThuế suất

Trong đó:

Thu nhập tính thuế=Thu nhập chịu thuế

Các khoản giảm trừ

Thu nhập chịu thuế xác định như sau:

Thu nhập chịu thuế=Tổng thu nhậpCác khoản được miễn

 

5. Hồ sơ, thủ tục quyết toán thuế thu nhập cá nhân

5.1. Đối với tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập (doanh nghiệp)

* Hồ sơ khai quyết toán thuế

Căn cứ: Tiểu tiết b.2.1, tiết b.2, điểm b khoản 1 Điều 16 Thông tư 156/2013/TT-BTC; khoản 2 Điều 21 và khoản 7 Điều 24 Thông tư 92/2015/TT-BTC.

Tổ chức, cá nhân trả thu nhập đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế khai quyết toán thuế theo các mẫu sau:

– Tờ khai mẫu số 05/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC.

– Bảng kê mẫu số 05-1/BK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC.

– Bảng kê mẫu số 05-2/BK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC.

– Bảng kê mẫu số 05-3/BK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC.

* Nơi nộp hồ sơ

Theo điểm c khoản 1 Điều 16 Thông tư 156/2013/TT-BTC, nơi nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm 2019 được quy định như sau:

– Tổ chức, cá nhân trả thu nhập là cơ sở sản xuất, kinh doanh nộp hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý tổ chức, cá nhân.

– Tổ chức trả thu nhập là cơ quan Trung ương; cơ quan thuộc, trực thuộc Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh; cơ quan cấp tỉnh nộp hồ sơ khai thuế tại Cục Thuế nơi tổ chức đóng trụ sở chính.

– Tổ chức trả thu nhập là cơ quan thuộc, trực thuộc UBND cấp huyện; cơ quan cấp huyện nộp hồ sơ khai thuế tại Chi cục Thuế nơi tổ chức đóng trụ sở chính.

– Tổ chức trả thu nhập là các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, văn phòng đại diện của các tổ chức nước ngoài nộp hồ sơ khai thuế tại Cục Thuế nơi tổ chức đóng trụ sở chính.

* Thời hạn nộp thuế

Thời hạn nộp thuế thu nhập cá nhân năm 2019 chậm nhất là ngày 30/3/2020.

5.2. Đối với cá nhân trực tiếp quyết toán thuế

Theo khoản 2 Điều 16 Thông tư 156/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 21 Thông tư 92/2015/TT-BTC, cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công không thuộc trường hợp được ủy quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế thay thì khai quyết toán thuế trực tiếp với cơ quan thuế theo mẫu sau:

– Tờ khai quyết toán thuế mẫu số 02/QTT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 92.

– Phụ lục mẫu số 02-1/BK-QTT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 92 nếu có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc.

– Bản chụp các chứng từ chứng minh số thuế đã khấu trừ, đã tạm nộp trong năm, số thuế đã nộp ở nước ngoài (nếu có).

Cá nhân cam kết chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin trên bản chụp đó. Trường hợp tổ chức trả thu nhập không cấp chứng từ khấu trừ thuế cho cá nhân do tổ chức trả thu nhập đã chấm dứt hoạt động thì cơ quan thuế căn cứ cơ sở dữ liệu của ngành thuế để xem xét xử lý hồ sơ quyết toán thuế cho cá nhân mà không bắt buộc phải có chứng từ khấu trừ thuế.

Trường hợp, theo quy định của luật pháp nước ngoài, cơ quan thuế nước ngoài không cấp giấy xác nhận số thuế đã nộp, người nộp thuế có thể nộp bản chụp Giấy chứng nhận khấu trừ thuế (ghi rõ đã nộp thuế theo tờ khai thuế thu nhập nào) do cơ quan trả thu nhập cấp hoặc bản chụp chứng từ ngân hàng đối với số thuế đã nộp ở nước ngoài có xác nhận của người nộp thuế.

– Bản chụp các hóa đơn chứng từ chứng minh khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học (nếu có).

– Trường hợp cá nhân nhận thu nhập từ các tổ chức Quốc tế, Đại sứ quán, Lãnh sự quán và nhận thu nhập từ nước ngoài phải có tài liệu chứng minh về số tiền đã trả của đơn vị, tổ chức trả thu nhập ở nước ngoài.

6. Hoàn thuế thu nhập cá nhân

Căn cứ: Điều 28 Thông tư 111/2013/TT-BTC và Điều 53 Thông tư 156/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi Điều 23 Thông tư 92/2015/TT-BTC.

6.1. Điều kiện hoàn thuế

– Việc hoàn thuế thu nhập cá nhân chỉ áp dụng đối với những cá nhân đã có mã số thuế tại thời điểm đề nghị hoàn thuế.

– Đối với cá nhân đã uỷ quyền quyết toán thuế cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện quyết toán thay thì việc hoàn thuế của cá nhân được thực hiện thông qua tổ chức, cá nhân trả thu nhập.

– Cá nhân trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế nếu có số thuế nộp thừa thì được hoàn thuế, hoặc bù trừ với số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo.

Như vậy, để được hoàn thuế thu nhập cá nhân thì phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Có số thuế nộp thừa;

– Có mã số thuế thu nhập cá nhân tại thời điểm đề nghị hoàn thuế;

– Có đề nghị hoàn thuế.

6.2. Hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân

* Hoàn thuế đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện quyết toán thay cho các cá nhân có uỷ quyền quyết toán thuế

Trường hợp tổ chức, cá nhân trả thu nhập sau khi bù trừ số thuế nộp thừa, nộp thiếu của các cá nhân mà có số thuế nộp thừa, nếu đề nghị cơ quan thuế hoàn trả thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập nộp hồ sơ hoàn thuế cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý.

Hồ sơ hoàn thuế bao gồm:

– Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước theo mẫu số 01/ĐNHT.

– Bản chụp chứng từ, biên lai nộp thuế thu nhập cá nhân và người đại diện hợp pháp của tổ chức, cá nhân trả thu nhập ký cam kết chịu trách nhiệm tại bản chụp đó.

* Hoàn thuế đối với cá nhân trực tiếp quyết toán thuế

Đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế nếu có số thuế nộp thừa thì cá nhân không phải nộp hồ sơ hoàn thuế mà chỉ cần ghi số thuế đề nghị hoàn vào chỉ tiêu [47] – “Số thuế hoàn trả vào tài khoản NNT” hoặc chỉ tiêu [49] – “Tổng số thuế bù trừ cho các phát sinh của kỳ sau” tại tờ khai quyết toán thuế theo mẫu số 02/QTT-TNCN khi quyết toán thuế.”

Thuế – Lệ phí môn bài đối với Văn phòng đại diện

TIN TỨC

TRANG CHỦ – TIN TỨC

Thuế – Lệ phí môn bài đối với Văn phòng đại diện

Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.

Tổ chức và hoạt động của văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật

Căn cứ các quy định sau đây:

    • Tại Điều 4 Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/06/2008 quy định:

Điều 4. Người nộp thuế Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu).”

    • Tại khoản 1 Điều 2 Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/06/2008 quy định:

Điều 2. Người nộp thuế 1. Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật này.

    • Tại Khoản 6 Điều 2 Nghị định số 139/2016/NĐ-CP ngày 04/10/2016 của Chính phủ quy định về lệ phí môn bài quy định:

“Người nộp lệ phí môn bài là tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại Điều 3 Nghị định này, bao gồm: … 6. Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của các tổ chức quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này (nếu có).”

    • Tại khoản 1a, 6 Điều 24 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập cá nhân (TNCN) quy định:

Điều 24. Đăng ký thuế

    1. Đối tượng phải đăng ký thuế

Theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP thì đi tượng phải đăng ký thuế thu nhập cá nhân bao gồm:

    1. a) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập bao gồm:

 a.6) Các Ban quản lý dự án, Văn phòng đại diện của các tổ chức nước ngoài.”

      • Tại Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC quy định về trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN của tổ chức trả các khoản thu nhập chịu thuế trước khi trả thu nhập.
      • Tại khoản 2c Điều 5 Thông tư số 95/2016/TT-BTC ngày 28/06/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về đăng ký thuế quy định về cấp mã số thuế trong một số trường hợp cụ thể:

“c) Cấp mã số thuế cho doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ, nộp thuế thay cho nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài; tổ chức, cá nhân được cơ quan thuế ủy nhiệm thu; tổ chức nộp thay cho cá nhân hợp đồnghợp tác kinh doanh (sau đây gọi tắt là mã số thuế nộp thay)”.

 

Kết luận về Thuế và Lệ phí môn bài của Văn phòng đại diện

Trường hợp Văn phòng đại diện chỉ thực hiện việc giao dịch và xúc tiến thương mại, không hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa thì không phải nộp lệ phí môn bài.   

Tham khảo thêm các công văn sau: 

Công văn số 1200/BTC-TCT, hướng dẫn về chính sách thuế của VPĐD như sau:

Công văn số 658/TCT-CS ngày 28/2/2017 về lệ phí môn bài: