Quy trình kiến nghị khởi tố hình sự vi phạm về bảo hiểm cho người lao động

TIN TỨC

TRANG CHỦ – TIN TỨC

Quy trình kiến nghị khởi tố hình sự vi phạm về bảo hiểm cho người lao động

Căn cứ theo điều 214, 215, 216 của Bộ Luật Hình sự, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đang xây dựng dự thảo văn bản hướng dẫn quy trình tiếp nhận hồ sơ, thủ tục đề nghị khởi tố hình sự với những vi phạm về BHXH, BHYT và BHTN nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động.

Theo đó, BHXH cấp tỉnh/huyện khi tiếp nhận thông tin phải ghi vào sổ đầy đủ thông tin tiếp nhận, kèm tài liệu, chứng cứ đối với mọi hình thức tiếp nhận thông tin.

Quy trình khi cá nhân, tổ chức trực tiếp đến phản ánh tại cơ quan BHXH

Bước 1:

Cá nhân, tổ chức trực tiếp đến phản ánh, kiến nghị phải tiến hành lập biên bản

Bước 2:

BHXH cấp tỉnh/huyện thực hiện phân loại, xử lý thông tin, đối chiếu với hồ sơ, dữ liệu đang quản lý sau khi tiếp nhận thông tin. Đồng thời, kiến nghị khởi tố theo các Điều 214, 215, 216 BLHS nếu xét thấy đủ căn cứ.

✓ Đối chiếu theo Điều 214 BLHS: hành vi phạm tội xác định là chiếm đoạt tiền BHXH, BHTN từ 10 triệu đồng trở lên hoặc gây thiệt hại từ 20 triệu đồng trở lên;

✓ Đối chiếu theo Điều 215 BLHS: hành vi phạm tội xác định là chiếm đoạt tiền BHYT từ 10 triệu đồng trở lên hoặc gây thiệt hại từ 20 triệu đồng trở lên;

✓ Đối chiếu theo Điều 216 BLHS: hành vi phạm tội xác định là trốn đóng (không đóng hoặc không đóng đầy đủ) BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động từ 6 tháng trở lên và đã bị xử phạt vi phạm hành chính trong các trường hợp số tiền trốn đóng từ 50 triệu đồng trở lên hoặc số người trốn đóng bảo hiểm tương ứng từ 10 người trở lên.

Hồ sơ kiến nghị khởi tố về tội gian lận BHXH, gian lận BHYT, tội trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN: giấy tờ, tài liệu, chứng cứ liên quan có thể là bản chính hoặc bản sao hợp pháp.

Bước 3:

Sau khi lập hồ sơ kiến nghị khởi tố, BHXH tỉnh/huyện gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc gửi trực tiếp đến cơ quan điều tra cấp tỉnh/huyện và VKSND cấp tỉnh/huyện.

Các khoản giảm trừ thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

TIN TỨC

TRANG CHỦ – TIN TỨC

Tổng cục Thuế chỉ đạo tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt động mua hàng hóa bằng hình thức Bảng kê

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là khoản tiền mà người có thu nhập trên một định mức quy định phải nộp thuế phải trích ra để nộp một phần tiền lương hoặc từ nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã tính các khoản được giảm trừ.

Thuế thu nhập cá nhân được áp dụng đối với các cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập.

Ngoài ra, đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.

Thuế suất:

Thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú được áp dụng theo biểu thuế luỹ tiến từng phần theo quy định tại Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân, cụ thể như sau:

Bậc thuếPhần thu nhập tính   thuế/năm (triệu đồng)Phần thu nhập tính   thuế/tháng (triệu đồng)Thuế suất (%)
1
Đến 60Đến 55
2
Trên 60 đến 120Trên đến 1010
3
Trên 120 đến 216Trên 10 đến 1815
4
Trên 216 đến 384Trên 18 đến 3220
5
Trên 384 đến 624Trên 32 đến 5225
6
Trên 624 đến 960Trên 2 đến 8030
7
Trên 960Trên 8035

Thu nhập tính thuế áp dụng Biểu thuế này là thu nhập của cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công sau khi đã trừ đi khoản Giảm trừ gia cảnh, các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc, khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.

TNTT = TNCT – Giảm trừ gia cảnh – Khoản BH bắt buộc – Khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học

Các khoản giảm trừ thuế TNCN

1. Giảm trừ gia cảnh đối với bản thân

Đối với người nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng108 triệu đồng/năm.

Giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế:

      • Người nộp thuế có nhiều nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh thì tại một thời điểm (tính đủ theo tháng) người nộp thuế lựa chọn tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại một nơi.
      • Đối với người nước ngoài là cá nhân cư trú tại Việt Nam được tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân từ tháng 01 hoặc từ tháng đến Việt Nam trong trường hợp cá nhân lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam đến tháng kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt Nam trong năm tính thuế (được tính đủ theo tháng).
      • Trường hợp trong năm tính thuế cá nhân chưa giảm trừ cho bản thân hoặc giảm trừ cho bản thân chưa đủ 12 tháng thì được giảm trừ đủ 12 tháng khi thực hiện quyết toán thuế theo quy định.

2. Giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc

Đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng.

Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc:

      • Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.
      • Khi người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc sẽ được cơ quan thuế cấp mã số thuế cho người phụ thuộc và được tạm tính giảm trừ gia cảnh trong năm kể từ khi đăng ký. Đối với người phụ thuộc đã được đăng ký giảm trừ gia cảnh trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được giảm trừ gia cảnh cho đến khi được cấp mã số thuế.
      • Trường hợp người nộp thuế chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc. Riêng đối với người phụ thuộc khác theo hướng dẫn tại tiết d.4, điểm d, khoản 1, Điều này thời hạn đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm tính thuế, quá tời hạn nêu trên thì không được tính giảm trừ gia cảnh cho năm tính thuế đó.
      • Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế. Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì người nộp thuế tự thỏa thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế.

3. Giảm trừ đối với các khoản đóng bảo hiểm, Quỹ hưu trí tự nguyện

      • Các khoản đóng bảo hiểm bao gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc.
      • Các khoản đóng vào Quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện

Mức đóng vào quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện được trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế theo thực tế phát sinh nhưng tối đa không quá một (01) triệu đồng/tháng đối với người lao động tham gia các sản phẩm hưu trí tự nguyện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính bao gồm cả số tiền do người sử dụng lao động đóng cho người lao động và cả số tiền do người lao động tự đóng (nếu có), kể cả trường hợp tham gia nhiều quỹ. Căn cứ xác định thu nhập được trừ là bản chụp chứng từ nộp tiền (hoặc nộp phí) do quỹ hưu trí tự nguyện, doanh nghiệp bảo hiểm cấp

4. Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học

Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học phát sinh vào năm nào được giảm trừ vào thu nhập chịu thuế của năm tính thuế đó, nếu giảm trừ không hết không được trừ vào thu nhập chịu thuế của năm tính thuế tiếp theo. Mức giảm trừ tối đa không vượt quá thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và thu nhập từ kinh doanh của năm tính thuế phát sinh đóng góp từ thiện nhân đạo, khuyến học.

Thay đổi hệ thống thuế đến năm 2030 : Tăng thuế thuốc lá, rượu, bia, bổ sung thu thuế nhà

TIN TỨC

TRANG CHỦ – TIN TỨC

Thay đổi hệ thống thuế đến năm 2030 : Tăng thuế thuốc lá, rượu, bia, bổ sung thu thuế nhà

Ngày 23/4 vừa qua, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 508/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030. Đề xuất thay đổi các sắc thuế, phí, lệ phí chủ yếu: Thuế thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế sử dụng nhà đất, thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế xuất nhập khẩu (XNK), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) – thu nhập cá nhân (TNCN); thuế tài nguyên môi trường và một số thuế khác thuộc ngân sách nhà nước.

Liên quan tới cải cách hệ thống chính sách thuế, việc hoàn thiện đồng bộ hệ thống thuế của Việt Nam phù hợp với tiêu chuẩn của hệ thống thuế theo thông lệ quốc tế. Đồng thời đáp ứng yêu cầu nguồn lực để thực hiện Chiến lược 10 năm phát triển kinh tế – xã hội từ 2021 – 2030.

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia, thuốc lá

Để hạn chế sản xuất, tiêu dùng và thực hiện các cam kết quốc tế cần xây dựng lộ trình điều chỉnh tăng thuế với các mặt hàng thuốc lá, bia, rượu. Điều chỉnh mức thuế tiêu thụ với các mặt hàng thuốc lá, bia rượu phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội giai đoạn 2021 – 2030.

Đồng thời, nghiên cứu áp dụng kết hợp giữa thuế suất theo tỷ lệ và mức thuế tuyệt đối đối với một số hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Điều tiết bổ sung thu thuế nhà, đất

Một nội dung quan trọng của Quyết định số 508 được quan tâm là các loại thuế liên quan đến sử dụng đất nông nghiệp và thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Tới hết năm 2025 tiếp tục thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn mới.

Nghiên cứu tăng mức điều tiết đối với đất và bổ sung thu thuế đối với nhà nhằm mục đích sử dụng nhà, đất có hiệu quả, hạn chế việc đầu cơ nhà, đất, đảm bảo nguồn thu hợp lý, ổn định cho ngân sách nhà nước, phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của Việt Nam và thông lệ quốc tế.

Điều chỉnh bổ sung thuế giá trị gia tăng

Trong chính sách thay đổi hệ thống thuế đến năm 2030, thuế GTGT tiến tới áp dụng một mức thuế suất, mở rộng cơ sở thuế đối với thuế GTGT thông qua giảm nhóm hàng hóa dịch vụ không chịu thuế và nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng áp dụng thuế suất 5%.

Nghiên cứu tăng thuế suất thuế GTGT theo lộ trình, điều chỉnh ngưỡng doanh thu áp dụng phương pháp khấu trừ cho phù hợp với thực tế. Áp dụng thống nhất phương pháp tính thuế theo tỷ lệ % trên doanh thu đối với người nộp thuế có doanh thu dưới hoặc không đủ điều kiện áp dụng phương pháp khấu trừ.

Điều chỉnh thuế Xuất Nhập khẩu

Nghiên cứu sửa đổi chính sách thuế XNK để thúc đẩy xuất khẩu, gia tăng giá trị nội địa, hạn chế xuất khẩu thô. Tiến hành các chính sách ưu đãi để thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, hỗ trợ và các lĩnh vực ưu tiên, bảo đảm phù hợp với các định hướng phát triển kinh tế-xã hội của đất nước trong từng thời kỳ và các cam kết quốc tế. 

Tiếp tục thu gọn số lượng mức thuế suất để đơn giản biểu thuế nhập khẩu, phấn đấu giảm từ 32 mức hiện nay xuống khoảng 25 mức vào năm 2025 và đạt 20 mức vào năm 2030.

Điều chỉnh thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân

Ưu đãi thuế TNDN, rà soát để sửa đổi hoặc bãi bỏ ưu đãi miễn, giảm thuế không còn phù hợp với yêu cầu phát triển, yêu cầu hội nhập quốc tế. Hạn chế tối đa lồng ghép chính sách miễn, giảm thuế với chính sách xã hội, đảm bảo tính trung lập của thuế để có thể áp dụng ổn định trung hạn và dài hạn.

Thực hiện ưu đãi thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài chuyển trọng điểm từ số lượng sang chất lượng, khuyến khích sự tham gia đầu tư vào những ngành mũi nhọn và địa bàn cần khuyến khích đầu tư.

Đối với thuế TNCN, rà soát đối tượng chịu thuế, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung theo hướng điều chỉnh số lượng và các mức thuế suất phù hợp với thu nhập chịu thuế phù hợp với bản chất của từng loại thu nhập. Đồng thời tạo điều kiện quyết toán thuế đơn giản nhanh chóng chính xác, ngăn chặn các hành vi trốn thuế. 

Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định về miễn, giảm thuế cho người nộp thuế phù hợp với bối cảnh kinh tế – xã hội của nước ta trong từng giai đoạn.

Điều chỉnh thuế tài nguyên và môi trường

Với chính sách thay đổi hệ thống thuế đến năm 2030, thuế tài nguyên cần nghiên cứu sửa đổi quy định, giá tính, sản lượng tính, khung – mức thuế và miễn giảm theo hướng minh bạch, rõ ràng. Đảm bảo chính sách thuế tài nguyên là công cụ hữu hiệu để góp phần quản lý, bảo vệ, khuyến khích sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, nâng cao chất lượng giá trị tài nguyên.

Để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cần nghiên cứu mở rộng đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường đối với hàng hóa gây ô nhiễm, điều chỉnh khung và mức thuế nhằm đảm bảo chính sách thuế bảo vệ môi trường. Áp dụng chính sách thuế như công cụ kinh tế quan trọng góp phần hạn chế việc sản xuất và sử dụng hàng hóa gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Tổng cục Thuế chỉ đạo tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt động mua hàng hóa bằng hình thức Bảng kê

TIN TỨC

TRANG CHỦ – TIN TỨC

Tổng cục Thuế chỉ đạo tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt động mua hàng hóa bằng hình thức Bảng kê

Ngày 02/4/2024, Tổng cục Thuế ban hành 1336-TCT-TTKT về tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt động mua hàng hóa bằng hình thức Bảng kê. Theo đó, chỉ đạo các Cục thuế tăng cường xác minh các trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ bằng hình thức Bảng kê để xác định tính hợp lý, hợp pháp…làm căn cứ xác định chi phí được trừ khi tính thuế TNDN hợp lý, đúng quy định, tránh thất thu Ngân sách nhà nước.

Tại điểm 2.2 Mục II Kết quả thanh tra tại Công ty thuốc lá Sài Gòn (trang 13 Kết luận thanh tra) có nội dung:

“Trong thời gian từ 2013 – 2017, Công ty Thuốc lá Bến Tre, Công ty Cp Hòa Việt, Công ty Thuốc lá An Giang, Công ty Thuốc lá Đồng Tháp, Công ty Thuốc lá Cửu Long là các công ty thành viên thuộc Công ty Thuốc lá Sài Gòn có một số hợp đồng mua nguyên liệu thuốc lá của DNTN Tuấn Dung (thôn Bình Lợi, xã Hảo Đước, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh).

Hồ sơ DNTN Tuấn Dung cung cấp thể hiện một số nguyên liệu thuốc lá mua trực tiếp của các người trồng cây thuốc lá trên địa bàn tỉnh Tây Ninh (thực hiện lập Bảng kê hàng hóa mua vào không có hóa đơn).

Kết quả xác minh việc mua nguyên liệu thuốc lá của DNTN Tuấn Dung cho thấy, nhiều người có tên trong Bảng kê thu mua nguyên liệu thuốc lá của người trồng nhưng thực tế họ không trồng, bán nguyên liệu thuốc lá cho DNTN Tuấn Dung.”

Đẩy mạnh tuyên truyền và nâng cấp các ứng dụng quản lý thuế thu nhập cá nhân

Các Cục Thuế trong công tác thanh tra, kiểm tra thuế tăng cường xác minh các trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ bằng hình thức Bảng kê được quy định tại điểm 2.4 khoản 2 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính (được sửa đổi tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015) để xác định tính hợp lý, hợp pháp…làm căn cứ xác định chi phí được trừ khi tính thuế TNDN hợp lý, đúng quy định, tránh thất thu Ngân sách nhà nước.

Lưu ý đối với các doanh nghiệp có hành vi vi phạm như doanh nghiệp tư nhân Tuấn Dung đã nêu tại Kết luận Thanh tra số 966/KL-TTCP ngày 20/9/2022 của Thanh tra Chính phủ.

Xử lý các vi phạm trong việc hoạt động mua hàng hóa bằng hình thức Bảng kê

Trường hợp qua công tác thanh tra, kiểm tra, xác minh nếu phát hiện các doanh nghiệp có vi phạm pháp luật về thuế thì xử lý theo quy định; nếu có dấu hiệu tội phạm thì chuyển hồ sơ sang cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.