Truy thu thuế tới 169 tỷ đồng từ nhiều cá nhân thu nhập “khủng” từ Google

TIN TỨC

TRANG CHỦ – TIN TỨC

Truy thu thuế tới 169 tỷ đồng từ nhiều cá nhân thu nhập “khủng” từ Google

Mới đây, hội nghị trực tuyến báo cáo kết quả hoạt động của ngành thuế nửa đầu năm 2022 đã diễn ra vào ngày 30-6. Ông Thái Minh Giao, Cục phó Cục thuế TP.HCM cho biết 6 tháng đầu năm có 4 ngân hàng đã cung cấp cho cơ quan thuế các tổ chức cá nhân có thu nhập phát sinh từ Google. Tổng số tiền phát sinh nhận được từ nước ngoài là hơn 51,2 triệu USD và 21,4 tỷ đồng.

Truy thu thuế các cá nhân tổ chức có thu nhập từ Google

Cục Thuế TP.HCM đã thực hiện xử lý truy thu và phạt tiền chậm nộp với 38 cá nhân có thu nhập từ Google số tiền lên tới 169 tỷ đồng. Trong đó, Chi cục Thuế quận 7 – Nhà bè vừa truy thu và xử phạt 31 tỷ đồng đối với một trường hợp là cá nhân có thu nhập “khủng” từ Google nhưng quên kê khai, nộp thuế. Đồng thời, có 3 doanh nghiệp cũng bị Cục thuế xử lý truy thu và phạt tiền chậm nộp là 327 triệu đồng.

 

Ngoài ra, ông Giao cũng cho biết, kết quả thanh tra xử lý truy thu và phạt thuế số tiền 24,3 tỷ đồng đối với một công ty đối tác của Google tại Việt Nam (thường gọi là MCN – Multi Channel Network) làm nhiệm vụ quản lý các kênh YouTube tự sản xuất nội dung số tại Việt Nam.

“Qua kiểm tra các công ty đối tác, cơ quan thuế đã khai thác thêm được các tổ chức, cá nhân trong nước cung cấp dịch vụ trực tuyến cho các tổ chức nước ngoài chưa thực hiện kê khai nộp thuế”, ông Giao nói.

Yêu cầu, đề xuất của Cục Thuế TP.HCM

Để quản lý hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) trên nền tảng số, trong thời gian qua, cơ quan thuế TP.HCM đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để tăng cường quản lý thu thuế hiệu quả.

    • Nâng cao ý thức pháp luật của cá nhân, tổ chức tự giác thực hiện nghĩa vụ kê khai, nộp thuế theo quy định bằng biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn.
    • Xây dựng cơ chế cung cấp thông tin cũng như thanh tra định kỳ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, dịch vụ giao hàng nhất là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giao hàng có thu hộ tiền bán hàng (COD) của các tổ chức, cá nhân kinh doanh TMĐT cho cơ quan thuế.
    • Yêu cầu các doanh nghiệp chủ sở hữu sàn giao dịch TMĐT đề nghị các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ, hàng hóa trên các sàn giao dịch phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế.
    • Hàng năm, bổ sung kế hoạch thanh tra, kiểm tra ít nhất 50% các doanh nghiệp là chủ sở hữu sàn giao dịch TMĐT đóng trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh.
 

Tại hội nghị trực tuyến, đại diện Cục thuế TP HCM đề xuất UBND thành phố yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo cung cấp dữ liệu giao dịch chuyển tiền từ nước ngoài về cho các tổ chức, cá nhân trong nước có nhận thu nhập từ các tổ chức nước ngoài (Google, Apple, Netflix, …) do cung cấp dịch vụ trên các nền tảng số.

Theo quy định tại Nghị định 126/2020/NĐ-CP, Cục thuế yêu cầu các ngân hàng có trách nhiệm khấu trừ thuế phải nộp của các tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ xuyên biên giới có phát sinh thu nhập tại Việt Nam trước khi chuyển tiền ra nước ngoài như: Google; Apple (lưu trữ dữ liệu đám mây, Apple Music (nghe nhạc trực tuyến); Netflix (xem phim trực tuyến), Agoda, Booking.com (đặt phòng trực tuyến).

Tổng kết 6 tháng đầu năm, Cục Thuế TP.HCM ước tính thực hiện được 169.924 tỷ đồng, đạt 63% dự toán cho năm 2022, tăng 21% so cùng kỳ năm 2021. Số thu NSNN đang có tiến độ đạt khá so với dự toán cũng như so với cùng kỳ, trong đó một số nguồn thu thể hiện được sự phục hồi và phát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn, như thuế GTGT tăng 15,6%; thuế TNDN tăng 8,6% so với cùng kỳ.

 

Tổng cục Thuế đề nghị ngân hàng cung cấp thông tin tài khoản khách hàng

TIN TỨC

TRANG CHỦ – TIN TỨC

Tổng cục Thuế ban hành công văn đề nghị các ngân hàng cung cấp thông tin tài khoản của người nộp thuế cho cơ quan thuế theo NĐ 126/2020/NĐ-CP

Mới đây, Tổng cục Thuế ban hành công văn đề nghị các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp thông tin về tài khoản của người nộp thuế. Nội dung này được thực hiện theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý thuế 2019.

Những thông tin tài khoản ngân hàng cần cung cấp cho cơ quan thuế

Sau khi triển khai thí điểm với 5 ngân hàng (BIDV, Vietinbank, Vietcombank, MB và Agribank) cung cấp thông tin tài khoản thanh toán của người nộp thuế, Tổng cục thuế đề nghị các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng thương mại (gọi tắt là NHTM) cung cấp qua cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế cho cơ quan thuế các thông tin sau:

    • Tên chủ tài khoản
    • Số hiệu tài khoản
    • Ngày mở tài khoản (ngày bắt đầu hoạt động)
    • Ngày đóng tài khoản

Cơ quan thuế có trách nhiệm khai thác, lưu trữ, truyền nhận và bảo mật hoàn toàn các thông tin tài khoản của người nộp thuế.

Quy trình cung cấp thông tin tài khoản cho Tổng cục thuế

Đầu tiên, Tổng cục thuế tiến hành cung cấp mã số thuế của người nộp thuế cho NHTM. Ngân hàng có trách nhiệm bảo mật và chỉ sử dụng thông tin Tổng cục thuế cung cấp để phục vụ việc trao đổi thông tin với Tổng cục thuế.

    • Trường hợp khách hàng đã có thông tin mã số thuế thì NHTM thực hiện đối chiếu và cung cấp thông tin tài khoản thanh toán theo mã số thuế.
    • Trường hợp khách hàng chưa có mã số thuế thì NHTM thực hiện đối chiếu với loại số giấy tờ theo mã số thuế của người nộp thuế do Tổng cục thuế cung cấp .

Thời gian chậm nhất trong vòng 90 ngày, NHTM phải lập và gửi danh sách tài khoản thanh toán lần đầu của người nộp thuế đến Tổng cục thuế. Danh sách gồm toàn bộ các tài khoản thanh toán còn hiệu lực của người nộp thuế trong tháng trước liền kề của tháng cung cấp thông tin.

Định kỳ hàng tháng muộn nhất là ngày 10 của tháng kế tiếp, NHTM cần cung cấp thông tin số hiệu các tài khoản phát sinh và các tài khoản đóng trong kỳ.

 

Cảnh báo giả mạo Công chức Thuế dụ người dân tải app để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

TIN TỨC

TRANG CHỦ – TIN TỨC

Cảnh báo giả mạo Công chức Thuế dụ người dân tải app để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Vừa qua, Cục Thuế TP.HCM đã phát cảnh báo về việc giả mạo công chức cơ quan thuế hướng dẫn và cung cấp đường dẫn cài đặt ứng dụng giả mạo nhằm mục đích lừa đảo. Theo đó, một số đối tượng mạo danh công chức, viên chức nhà nước cung cấp đường dẫn và hướng dẫn người sử dụng cài đặt các ứng dụng giả mạo ứng dụng của cơ quan nhà nước nhằm chiếm quyền điều khiển điện thoại, thiết bị thông minh, lấy cắp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng với mục đích chiếm đoạt tài sản.

Thông báo được phát đi ngay sau khi có một tài khoản mạng xã hội chia sẻ về việc bị lừa bởi chiêu thức này.

Chiêu trò giả mạo nhân viên Thuế lừa người dùng cài đặt ứng dụng chiếm đoạt tài sản

Chị A.T., một trong những cá nhân bị lừa đảo cho biết, vào ngày 3-4 chị đã nộp hồ sơ đăng ký mã số thuế mới cho doanh nghiệp, cơ quan Thuế đã hẹn ngày 6-4 ra lấy kết quả. Tuy nhiên, mới ngày 5-4 đã có một người tự xưng là nhân viên IT của cơ quan Thuế gọi đến và yêu cầu kết bạn Zalo để hướng dẫn cài đặt phần mềm kê khai thuế vì có thấy thông tin đăng ký thuế của chị.

Sau khi kết bạn Zalo, do không yên tâm nên chị A.T. có vào trang cá nhân của người này để kiểm tra thì thấy các thông tin, hình ảnh đều liên quan tới Thuế, còn có ảnh vợ làm ở cơ quan Thuế nên chị cũng không nghi ngờ. Khoảng 10 phút sau, người tự xưng là “nhân viên IT” này gọi qua Zalo và hướng dẫn chị cài đặt phần mềm HCMTAX – Cục Thuế Hồ Chí Minh, chị đã tải ứng dụng và đăng ký tài khoản trên app. Nhưng do ứng dụng quá nặng khiến điện thoại bị đơ nên 19h ngày hôm đó, chị đã gỡ ứng dụng đi.

Tuy nhiên lúc này chị không hề hay biết thông tin của chị đã bị kẻ gian đánh cắp và truy cập được vào điện thoại của chị. Đến 1h30 sáng nhân lúc chị đang ngủ, đối tượng này đã truy cập vào điện thoại và chuyển hết tiền trong tài khoản của chị đi. Mãi đến trưa ngày 6-4, chị mới phát hiện ra sự việc và trình báo đến công an và ngân hàng.

Sau khi chia sẻ sự việc trên lên mạng xã hội nhiều người cho biết cũng vừa gặp trường hợp có người tự xưng là nhân viên của cơ quan Thuế gọi đến hướng dẫn cài đặt phần mềm như chị A.T. vừa chia sẻ, nhưng do rơi vào ngày nghỉ nên họ nghi ngờ và không cài đặt, nhờ vậy mà họ thoát được 1 chiêu trò lừa đảo.

Nội dung cảnh báo của Cục Thuế TP.HCM

Trong thông báo được phát đi ngày 8-4, Cục Thuế TP.HCM cho biết, hiện nay, một số đối tượng giả danh công chức, viên chức nhà nước cung cấp đường dẫn và hướng dẫn người sử dụng cài đặt các ứng dụng giả mạo ứng dụng của cơ quan nhà nước nhằm chiếm quyền điều khiển điện thoại, thiết bị thông minh, lấy cắp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng với mục đích chiếm đoạt tài sản.

Cục Thuế TP.HCM lưu ý: “Các ứng dụng ngành thuế mà Cục Thuế đang triển khai trên thiết bị thông minh chỉ thông qua Google Play (đối với thiết bị sử dụng hệ điều hành Android) và Apple Store (đối với thiết bị sử dụng hệ điều hành IOS)”.

Lưu ý khi sử dụng các ứng dụng (Applications) mà Cục Thuế triển khai trên thiết bị thông minh như Etax Mobile, Tra cứu hóa đơn, HCMTax,…:

 – Chỉ Truy cập và tải ứng dụng chính thức qua Google Play (đối với  thiết bị sử dụng hệ điều hành Android) và Apple Store ( đối với thiết bị sử dụng hệ điều hành IOs), kiểm tra thông tin tác giả (nhà phát triển).

 – Khi có nhu cầu cần hỗ trợ về thông tin, liên hệ trực tiếp qua số điện thoại đầu mối được niêm yết trên trang web của các Chi cục Thuế, Cục Thuế để được hỗ trợ.

 – Tuyệt đối không tải hoặc cài đặt ứng dụng dành cho thiết bị thông minh thông qua các đường dẫn (url) hoặc các hướng dẫn khác không chính thống.

 – Hiện tại, Cục Thuế TP.HCM đã niêm yết các hướng dẫn sử dụng và cài đặt các ứng dụng trên kênh Youtube, trang web và cổng thông tin điện tử của Cục Thuế.

 – Một trong số các dấu hiệu nhận diện các ứng dụng lừa đảo là khi cài đặt ứng dụng thường yêu cầu cấp quyền như: xem màn hình, dữ liệu nhập, điều khiển màn hình…nên người dùng cần kiểm tra thật kỹ ứng dụng và các tính năng ứng dụng trước khi cấp các quyền trên.

Như trường hợp chị A.T. phản ánh như trên thì khi cài đặt có hiện lên dòng chữ “Tổng Cục Thuế có quyền truy cập đầy đủ vào thiết bị của bạn”, còn ứng dụng của cơ quan Thuế không bao giờ yêu cầu như trên.

Người nộp thuế cần phải cẩn thận và cảnh giác trong mọi tình huống để tránh trường hợp bị kẻ gian sử dụng các chiêu trò lừa đảo.

 

Doanh nghiệp cần lưu ý về phòng, chống rửa tiền

TIN TỨC

TRANG CHỦ – TIN TỨC

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng cung cấp thông tin tài khoản khách hàng cho cơ quan thuế

Luật Phòng, chống rửa tiền (PCRT) được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 18/6/2012 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013 – là văn bản pháp lý toàn diện quy định về PCRT, tạo cơ sở pháp lý để từng bước nâng cao hiệu quả công tác PCRT ở Việt Nam, tiến tới phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế về PCRT.

Ngày 09/09/2022, Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) và Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) đã ký kết “Quy chế phối hợp trao đổi, cung cấp thông tin giữa cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng và Tổng cục Hải quan”.

Theo đó, quy chế đưa ra quy định nguyên tắc phối hợp trao đổi, cung cấp thông tin; bảo mật thông tin; nội dung trao đổi, cung cấp thông tin; hình thức, thời hạn trao đổi cung cấp thông tin; trách nhiệm của các bên; đầu mối tiếp nhận, đề nghị trao đổi, cung cấp thông tin; thẩm quyền ký văn bản trao đổi, cung cấp thông tin…

Rửa tiền là gì?

Rửa tiền (Money laundering) là hành vi các cá nhân hay tổ chức tìm cách chuyển đổi các khoản lợi nhuận hoặc tài sản khác có được từ hành vi phạm tội trở thành các tài sản hợp pháp.

Căn cứ quy định tại Luật Phòng chống rửa tiền 2012 và Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017), các hành vi được quy định là rửa tiền bao gồm:

    • Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có;
    • Sử dụng tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác;
    • Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó;
    • Thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này đối với tiền, tài sản biết là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có.
  • Trợ giúp cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến tội phạm nhằm trốn tránh trách nhiệm pháp lý bằng việc hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản do phạm tội mà có;
  • Chiếm hữu tài sản nếu tại thời điểm nhận tài sản đã biết rõ tài sản đó do phạm tội mà có, nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản.

Các phương thức rửa tiền tại Việt Nam

Nhìn chung, có bốn cách rửa tiền phổ biến hiện nay:

Thông qua sử dụng các hệ thống tài chính

Việc chia nhỏ và chuyển các khoản tiền nhằm tránh sự chú ý của cơ quan chức năng về giao dịch cho giá trị lớn là một trong những phương thức chủ yếu. Theo Điều 3 Quyết định số 20/2013/QĐ-TTg ngày 18/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ, các tổ chức tài chính hoặc cá nhân kinh doanh nghành nghề phi tài chính có chức năng gửi tiền, chuyển tiền phải có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nếu như muốn chuyển tiền giá trị lớn hơn 300.000.000 đồng ra nước ngoài. Chính vì vậy, các đối tượng thường chia nhỏ số tiền, chuyển nhiều lần theo quy định hoặc thuê người khác chuyển tiền để tránh bị phát hiện.

Thông qua hệ thống thương mại quốc tế

Lập nhiều công ty xuất nhập khẩu làm ăn với nước ngoài, làm thủ tục tạm nhập tái xuất hàng hóa che đậy cho việc vận chuyển trái phép tới 30.000 tỷ đồng từ Việt Nam ra nước ngoài. Đối tượng rửa tiền biến hoạt động chuyển tiền bất hợp pháp thành hợp pháp, nguồn gốc tiền được rửa sạch vì mang danh nghĩa thanh toán quốc tế qua ngân hàng. Không nhất thiết số tiền này có xuất xứ từ Việt Nam, mà có thể được chuyển từ nước ngoài về, rồi bằng hoạt động chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài.

Bất động sản/Mua tài sản

Việc mua bất động sản hoặc các tài sản có giá trị lớn, tính thanh khoản cao như kim cương, túi sách, đồng hồ hàng hiệu… cũng là một trong các phương thức chủ yếu để rửa tiền. Các đối tượng sẽ mua đi bán lại tài sản nhiều lần, nhiều nơi để hợp thức hóa dòng tiền và nguồn gốc.

Thông qua tiền ảo

Thông qua tiền ảo là phương thức thủ đoạn rửa tiền rất mới lẻo. Tiền ảo hay còn gọi là tiền mã hóa (Crypto currency) là một tài sản kỹ thuật được thiết kế để làm trao đổi trung gian như tiền thật như đồng Bitcoin (BTC), Binance coin (BNC)…

Tại Việt Nam, tiền ảo như Bitcoin không được công nhận là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định Việt Nam. Sử dụng tiền ảo để rửa tiền dễ dàng hơn rất nhiều so với các phương thức truyền thống ở trên và khả năng có thể truy vết rất hạn chế.

Quản lý của Nhà Nước về phòng, chống và xử lý tội phạm rửa tiền

Hoàn thiện khung pháp lý

Dự án Luật Phòng Chống rửa tiền (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến và dự kiến thông qua theo quy trình 1 kỳ họp tại Kỳ họp thứ 4 của Quốc hội khóa XV (tháng 10-2022). Một trong những điểm mới đáng chú ý tại dự thảo Luật là việc bổ sung các quy định về đánh giá rủi ro quốc gia, ngành, đối tượng báo cáo về rửa tiền.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, Luật Phòng, chống rửa tiền được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 18/6/2012 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013. Qua quá trình hơn 8 năm triển khai thực hiện Luật Phòng, chống rửa tiền và các văn bản hướng dẫn thi hành, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những bất cập, hạn chế trong các quy định của pháp luật phòng, chống rửa tiền (PCRT) đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động PCRT.

Cụ thể, về đối tượng áp dụng của Luật PCRT, theo quy định hiện hành, đối tượng báo cáo của Luật PCRT bao gồm 2 nhóm: các tổ chức tài chính (FIs) và các tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính liên quan (DNFBPs). Tuy nhiên, hiện nay có một số hoạt động mới phát sinh như các hoạt động liên quan đến tài sản ảo, cung ứng dịch vụ trung gian kết nối người đi vay và người cho vay dựa trên nền tảng công nghệ… Khung pháp lý của các hoạt động này đang trong giai đoạn nghiên cứu, hoàn thiện, tuy nhiên trong trường hợp khung pháp lý về cấp phép, quản lý của các hoạt động này được ban hành thì quy định tại Luật PCRT hiện nay sẽ chưa bao quát được các hoạt động mới phát sinh này. Đây là các hoạt động có tiềm ẩn rủi ro về rửa tiền do các hoạt động này hầu hết được thực hiện trực tuyến nên các bên tham gia giao dịch có tính ẩn danh cao.

Đẩy mạnh kế hoạch hành động

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định số 941/QĐ-TTg ban Kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt giai đoạn 2021 – 2025.

Phối hợp cung cấp và chia sẻ thông tin giữa các Cơ quan Hải quan, Cơ quan thuế, Ngân hàng Nhà nước về quản lý dòng tiền, truy xuất nguồn gốc nhằm mang lại kết quả tốt cho công tác phòng chống rửa tiền. Tăng cường rà soát các hoạt động xuất nhập khẩu, các giao dịch bằng tiền mặt có giá trị lớn hoặc bất thường hoặc có dấu hiệu về rửa tiền cũng là các công tác được đẩy mạnh.

Các thông tin liên quan đến giao dịch đáng ngờ cần được chuyển tới cơ quan có thẩm quyền xác minh, xử lý và có biện pháp phong tỏa tài khoản trong trường hợp cần thiết.

Doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh cũng cần xây dựng hoặc cập nhật các thông tin liên quan đến việc phòng, chống rửa tiền. Việc này giúp doanh nghiệp giảm thiểu các rủi ro từ việc gián tiếp thực hiện hay hỗ trợ các giao dịch đáng ngờ, hạn chế khả năng trở thành người tiếp tay cho các đối tượng rửa tiền. Hạn chế triệt để việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán, các giao dịch cần thực hiện qua ngân hàng nhằm nâng cao tính minh bạch thông tin, hạn chế rủi ro.

Doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh cũng cần xây dựng hoặc cập nhật các thông tin liên quan đến việc phòng, chống rửa tiền. Việc này giúp doanh nghiệp giảm thiểu các rủi ro từ việc gián tiếp thực hiện hay hỗ trợ các giao dịch đáng ngờ, hạn chế khả năng trở thành người tiếp tay cho các đối tượng rửa tiền. Hạn chế triệt để việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán, các giao dịch cần thực hiện qua ngân hàng nhằm nâng cao tính minh bạch thông tin, hạn chế rủi ro.