Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng cung cấp thông tin tài khoản khách hàng cho cơ quan thuế

TIN TỨC

TRANG CHỦ – TIN TỨC

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng cung cấp thông tin tài khoản khách hàng cho cơ quan thuế

Ngày 12/8 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước ban hành Công văn số 5454/NHNN-TTGSNH gửi tới các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài yêu cầu về việc thực hiện phối hợp, cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý thuế theo đúng quy định của Chính phủ.

Yêu cầu các tổ chức tín dụng cung cấp thông tin cho cơ quan thuế

Trước đó, Tổng cục Thuế đã có công văn đề nghị các ngân hàng thương mại (NHTM), chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp thông tin về tài khoản của người nộp thuế theo Nghị định 126/2020 của Chính phủ về hướng dẫn Luật Quản lý thuế.

Căn cứ theo công văn của Tổng Cục Thuế, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phối hợp với cơ quan Thuế theo quy định tại:

    • Luật Quản lý thuế 2019 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại trong cung cấp thông tin người nộp thuế
    • Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế, ngân hàng cung cấp các thông tin như giao dịch qua tài khoản, số dư, số liệu giao dịch của người nộp thuế theo đề nghị của cơ quan thuế. Cơ quan thuế sử dụng thông tin này phục vụ cho mục đích thanh tra, kiểm tra xác định nghĩa vụ thuế và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn cho thông tin tài khoản của người nộp thuế
    • Nghị định 117/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về nguyên tắc giữ bí mật, cung cấp thông tin khách hàng của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và cơ quan nhà nước.
    • Thông tư, văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) về cung cấp thông tin theo đúng quy định.
 
 

5 quy định pháp luật quan trọng trong công văn của Ngân hàng Nhà nước

Trong Công văn số 5454/NHNN-TTGSNH, Ngân hàng Nhà nước nêu rõ các điều luật liên quan tới việc yêu cầu ngân hàng cung cấp thông tin phối hợp với cơ quan quản lý thuế theo đúng quy định:

Thứ nhất : Khoản 2 Điều 27 bộ Luật Quản lý thuế 2019 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của NHTM trong việc cung cấp thông tin về số hiệu tài khoản theo mã số thuế của người nộp thuế khi mở tài khoản; Điểm a khoản 2 Điều 98 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về trách nhiệm của NHTM trong việc cung cấp thông tin giao dịch qua tài khoản người nộp thuế; Điều 129 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về cưỡng chế, phong tỏa tài khoản thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.

Thứ hai : Điều 30 Nghị định 126 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của NHTM, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; Khoản 4 Điều 31 Nghị định 126 quy định về trách nhiệm của tổ chức tín dụng nơi tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế mở tài khoản.

Thứ ba : Tại Nghị định 117, Điều 4 quy định về việc giữ bí mật, cung cấp thông tin khách hàng; Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9 quy định về hình thức, thời hạn, trình tự, thủ tục và hồ sơ yêu cầu cung cấp thông tin; Khoản 9 Điều 10 quy định về thẩm quyền ký văn bản của các đơn vị thuộc Cơ quan quản lý thuế yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng; Điểm a khoản 1 Điều 11 quy định các trường hợp cần cung cấp thông tin khách hàng; Khoản 2 Điều 14 quy định về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Điều 15 quy định về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, các tổ chức khác, cá nhân có liên quan trong việc yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng.

Thứ tư : Điều 81 thông tư 80/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân ở Việt Nam có liên quan mua hàng hóa, dịch vụ của các nhà cung cấp nước ngoài.

Thứ năm: Công văn 1305/TCT-KK ban hành ngày 26/4/2022 của Tổng Cục Thuế yêu cầu về việc triển khai cung cấp thông tin tài khoản người nộp thuế theo quy định tại Nghị định 126, trong đó, hướng dẫn các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp thông tin tài khoản của người nộp thuế theo quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 30 Nghị định 126.

Triển khai hệ thống phân tích cơ sở dữ liệu và quản lý hóa đơn điện tử

TIN TỨC

TRANG CHỦ – TIN TỨC

Xử lý nghiêm các hành vi xuất khống, mua bán hoá đơn để trục lợi

Sáng ngày 24/04/2023, tập thể lãnh đạo Tổng cục Thuế và lãnh đạo cục Thuế các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương đã có cuộc họp hội nghị trực tuyến tại 65 điểm cầu nhằm công bố triển khai “Hệ thống phân tích cơ sở dữ liệu và quản lý hoá đơn điện tử” do quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Trường chủ trì.

Cần có biện pháp tăng cường kiểm soát dữ liệu HĐĐT

Quá trình triển khai hoá đơn điện tử (HĐĐT) đã đạt được những kết quả  tích cực, tới nay đã có trên 04 tỷ HĐĐT được phát hành. Thực hiện Luật quản lý thuế, Bộ Tài Chính đã áp dụng triển khai HĐĐT trên phạm vi toàn quốc, đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số, giúp người nộp thuế (NNT) thực hiện nghĩa vụ của mình đối với ngân sách nhà nước, tạo sự minh bạch, bình đẳng, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh theo mục tiêu của ngành Tài Chính và Chính phủ.

Tuy nhiên, với số lượng hóa đơn ngày càng lớn, qua quá trình kiểm tra theo dõi, Tổng cục Thuế nhận thấy vẫn có một số tổ chức, cá nhân gian lận trong việc phát hành, sử dụng hóa đơn điện tử nhằm chiếm đoạt tiền thuế. Chính vì vậy, cơ quan thuế đã phải tăng cường kiểm soát và áp dụng kỹ thuật hiện đại để phân tích dữ liệu lớn. Để giải quyết vấn đề này, Tổng cục Thuế đã triển khai Trung tâm Cơ sở dữ liệu hoá đơn điện tử, giúp phân tích dữ liệu hoá đơn điện tử và thực hiện công tác quản lý rủi ro về hoá đơn điện tử trong toàn ngành Thuế.

Hệ thống sẽ giúp các cán bộ ngành thuế có công cụ, nguồn dữ liệu để đối chiếu dữ liệu HĐĐT với tờ khai thuế, đánh giá tình hình thực hiện và tuân thủ pháp luật thuế của NNT, từ đó ngăn ngừa và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm về hóa đơn cũng như các hành vi gian lận, trốn thuế, hoàn thuế giá trị gia tăng sai quy định, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý thuế.

Chức năng đối chiếu dữ liệu, khoanh vùng nghi vấn

Điểm nổi bật của trung tâm Cơ sở dữ liệu hoá đơn điện tử mà Tổng cục Thuế vừa công bố là khả năng phân tích dữ liệu cực lớn nhằm phục vụ công tác quản lý rủi ro về HĐĐT trong toàn ngành Thuế.

Chức năng đối chiếu dữ liệu của HĐĐT với tờ khai thuế: giúp so sánh đối chiếu dữ liệu của HĐĐT đã lập với tờ khai thuế theo nghĩa vụ phát sinh một cách tự động sau 5 ngày kể từ ngày đến hạn nộp tờ khai. Qua đó, cán bộ ngành thuế có thể lập được danh sách người nộp thuế có chênh lệch số liệu giữa giá trị kê khai với giá trị hoá đơn đã lập, từ đó đưa ra các biện pháp nghiệp vụ phù hợp như kiểm tra tại bàn, thanh tra kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế hoặc chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra nếu cần thiết để đánh giá tình hình thực hiện và tuân thủ pháp luật của người nộp thuế.

Chức năng đánh giá tình hình sử dụng hoá đơn của người nộp thuế trong tháng: cơ quan thuế có thể thực hiện đánh giá dữ liệu của người nộp thuế ngay khi kết thúc tháng. Các dữ liệu mà cơ quan thuế theo dõi được bao gồm các thông tin liên quan đến người nộp thuế như thời gian thành lập, người đại diện theo pháp luật, vốn đăng ký,…; dữ liệu hoá đơn người nộp thuế đã mua vào, bán ra trong tháng, hoặc so sánh dữ liệu hoá đơn của các kỳ liền kề để thấy được những thay đổi mang tính đột biến, từ đó đưa ra những biện pháp quản lý kịp thời và phù hợp.

 

Đánh giá dựa trên bộ chỉ số tiêu chí rủi ro về hoá đơn

Nhằm phục vụ công tác phân tích đánh giá, xác định người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro trong quản lý và sử dụng hoá đơn, Tổng cục Thuế đã ban hành Quyết định số 78/QĐ-TCT về Bộ chỉ số tiêu chí (CSTC) đánh giá rủi ro về hoá đơn bao gồm 3 nhóm sau đây:

    • Nhóm 1: là nhóm các CSTC xác định người nộp thuế chuyển từ sử dụng HĐĐT không có mã của cơ quan thuế sang HĐĐT có mã của cơ quan thuế.

Trường hợp NNT có dấu hiệu rủi ro thuộc nhóm tiêu chí này thì NNT phải chuyển từ sử dụng HĐĐT không có mã sang HĐĐT có mã của cơ quan thuế

    • Nhóm 2: là nhóm các CSTC xác định NNT có dấu hiệu rủi ro phải thực hiện rà soát, kiểm tra việc quản lý và sử dụng hóa đơn.

Đây là nhóm CSTC áp dụng phương pháp tính điểm, xếp hạng rủi ro. Trên cơ sở đó, cơ quan Thuế sẽ lựa chọn số lượng NNT để đưa ra danh sách NNT cần thực hiện rà soát, kiểm tra xác định vi phạm về hóa đơn nói riêng và vi phạm về thuế nói chung.

    • Nhóm 3: là nhóm các CSTC tham khảo xác định NNT có dấu hiệu rủi ro phải thực hiện rà soát, kiểm tra việc quản lý và sử dụng hóa đơn.

Trường hợp NNT có dấu hiệu rủi ro thuộc một trong các tổ hợp CSTC này thì sẽ lựa chọn NNT để đưa vào danh sách NNT cần rà soát, kiểm tra mà không qua chấm điểm rủi ro.

Áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo vào quản lý hoá đơn

Tổng cục thuế sẽ áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo vào phân tích ngôn ngữ tự nhiên để xác định các hoá đơn mua bán cùng loại hàng hoá từ đó có thể dễ dàng phát hiện các hoá đơn có giá mua bán thất thường. Với việc phân tích hàng tỷ các hoá đơn với đa dạng các hàng hoá, dịch vụ khác nhau, khi cần phân tích những mặt hàng trọng điểm, công cụ sẽ giúp cơ quan thuế lọc được những mặt hàng trọng điểm để tiến hành phân tích chuyên sâu.

Qua quá trình kiểm tra, Tổng cục Thuế cho biết, nhiều trường hợp có hành vi gian lận hoàn thuế qua xuất khẩu đã tiến hành nâng khống hoá đơn lên gấp hàng chục lần. Việc kiểm soát giá mua bán thất thường giúp sàng lọc các trường hợp cần giám sát, ngăn chặn kịp thời gian lận hoàn thuế.

Hệ thống phân tích chuỗi với công nghệ mạng Bayes có khả năng xác định chuỗi doanh nghiệp có phát sinh giao dịch mua bán cùng loại mặt hàng, từ đó truy được nguồn gốc của hàng hoá và giá trị gia tăng giữa các khâu. Trên cơ sở đó, cơ quan Thuế sẽ tìm ra được những chuỗi có đặc điểm bất thường như điểm đầu và điểm cuối trùng nhau, chuỗi chỉ có mua không có bán, chuỗi có nhiều doanh nghiệp bỏ địa điểm kinh doanh,… để kịp thời phát hiện các giao dịch có khả năng mua bán hoá đơn bất hợp pháp để tiến hành phân tích chuyên sâu và bổ sung vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra nếu phát hiện bất thường.

Cơ quan thuế sẽ kết hợp phân tích chuỗi mua bán mặt hàng rủi ro, doanh nghiệp ở cuối chuỗi có đề nghị hoàn lớn để phát hiện các trường hợp nghi ngờ gian lận hoàn thuế.

“Việc thành lập Trung tâm cơ sở dữ liệu hóa đơn điện tử giúp cơ quan thuế đẩy mạnh áp dụng phân tích dữ liệu lớn (big data) và trí tuệ nhân tạo (AI) để quản lý thuế, quản lý hóa đơn góp phần kiểm soát, phát hiện nhanh người nộp thuế gian lận về hóa đơn”, Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành phát biểu tại Hội nghị.

Bằng cách tập trung vào phân tích và rà soát các dữ liệu liên quan đến hóa đơn điện tử, cơ quan thuế sẽ nhanh chóng phát hiện được các trường hợp gian lận thuế, đảm bảo sự công bằng và minh bạch trong hoạt động kinh doanh.

Đồng thời, ngành Thuế cũng tiếp tục tuyên truyền và cảnh báo các doanh nghiệp về tình trạng sử dụng hóa đơn bất hợp pháp. Bằng cách phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, ngành Thuế hy vọng sẽ ngăn chặn và phòng ngừa được việc lạm dụng hóa đơn điện tử từ sớm, từ xa. Tất cả những nỗ lực này sẽ góp phần tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh và bình đẳng cho cộng đồng doanh nghiệp và người nộp thuế.

Năm 2024, nguồn vốn FDI chảy mạnh vào Việt Nam

TIN TỨC

TRANG CHỦ – TIN TỨC

Năm 2024, nguồn vốn FDI chảy mạnh vào Việt Nam

Năm 2023, Việt Nam đạt kỷ lục với 36,6 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Ngay đầu năm 2024, hoạt động thu hút vốn đầu tư FDI của Việt Nam đã rất sôi động với những dự án trăm triệu USD. Điều này tạo nên kỳ vọng dòng vốn FDI vào Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt vào những lĩnh vực tiềm năng, thế mạnh của Việt Nam trong năm tới.

Địa phương và lĩnh vực kỳ vọng thu hút đầu tư năm 2024

Các tỉnh, thành phố có nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư nước ngoài (cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và năng động trong công tác xúc tiến đầu tư,…) như Hà Nội, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bắc Giang, Bắc Ninh, Đồng Nai, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh. Riêng 7 địa phương này đã chiếm 72,1% số dự án mới và 82,5% số vốn của cả nước trong tháng 1 năm 2024.

Chip bán dẫn vẫn tiếp tục được kỳ vọng là lĩnh vực sẽ sôi động trong việc đón sóng đầu tư nước ngoài trong năm nay. Tại Kỳ họp lần thứ 14 của HĐND tỉnh Bắc Giang cuối năm 2023, ông Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang cũng cho biết, có nhiều doanh nghiệp nước ngoài sản xuất bán dẫn và chip đang khảo sát đầu tư ở Bắc Giang. Các nhà đầu tư đòi hỏi về lao động nguồn nhân lực chất lượng cao. Vì vậy, địa phương này đang tập trung cho việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư.

Theo Nikkei Asia, nhiều doanh nghiệp chip bán hàng đầu thế giới như Nvidia, Samsung đang tìm cách mở rộng hoạt động kinh doanh chip tại Việt Nam. Dự kiến, Việt Nam sẽ nhận được hàng triệu USD từ Đạo luật Khoa học và CHIPS của Mỹ, đồng thời là nơi đặt nhà máy lắp ráp và thử nghiệm lớn nhất toàn cầu của Intel.

Đánh giá tình hình đầu tư sôi động so với cùng kỳ năm 2023

Báo cáo từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT) cho thấy ngay trong tháng 1/2024, Việt Nam đã thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt hơn 2,3 tỷ USD, tăng 40,2% so với cùng kỳ và tăng 8,1 điểm phần trăm so với thời điểm cuối năm 2023. Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 1,48 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2023. Vốn đầu tư đăng ký mới tháng 01/2024 tăng mạnh so với cùng kỳ do tăng số lượng dự án mới (tăng 24,2%) và có dự án có quy mô vốn đầu tư lớn (hơn 600 triệu USD).

Đầu tư mới tăng cả về số dự án lẫn tổng vốn đăng ký. Với mức tăng 24,2% về số dự án và một số dự án lớn có quy mô vốn đầu tư hàng trăm triệu USD được đăng ký mới, tổng vốn đầu tư đăng ký mới trong tháng 01/2024 đã tăng 66,9% so với cùng kỳ.

Ứng phó với thuế tối thiểu toàn cầu

 

Samsung, Intel đang có kế hoạch mở rộng đầu tư tại VN

Theo đánh giá từ Bộ KH&ĐT, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong ngành điện tử, bán dẫn đã hiện diện và đang có kế hoạch mở rộng đầu tư tại Việt Nam như Intel, Samsung, Synopsys, Qualcomm, Infineon, Amkor,… Điều này là minh chứng cho vai trò then chốt và ngày càng quan trọng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.( Ví dụ như: Nvidia (Hoa Kỳ) cam kết đưa Việt Nam trở thành quê hương thứ hai của Tập đoàn; Hana Micron (Hàn Quốc) khánh thành giai đoạn 2 và nâng tổng mức đầu tư tại Việt Nam lên 1 tỷ USD; LG Innotech (Hải Phòng) đã đầu tư mở rộng dự án thêm 1 tỷ USD trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm điện tử…).

Tuy nhiên, bối cảnh thế giới, khu vực tiếp tục biến động phức tạp, do đó tình hình thu hút đầu tư FDI năm 2024 vào Việt Nam có nhiều khó khăn, thách thức hơn so với thời cơ, thuận lợi; Các nhà đầu tư đang có xu hướng tìm kiếm cơ hội đầu tư vào quốc gia lân cận để rút ngắn bớt chuỗi cung ứng. Nhiều nước như Hàn Quốc, Nhật Bản – nằm trong nhóm những nguồn FDI lớn nhất của Việt Nam, Mỹ và một số nước trong EU, đều đang cố gắng hạn chế đầu tư ra nước ngoài bằng cách giảm thuế TNDN và tăng cường ưu đãi đầu tư trong nước để thu hồi vốn đầu tư nước ngoài.

Giải pháp ứng phó của Việt Nam trước tác động của Thuế tối thiểu toàn cầu

Theo một số đánh giá, cơ hội thu hút đầu tư FDI trong năm 2024 đang mở ra như năm 2008, thời điểm Việt Nam vừa tham gia WTO. Các yếu tố như cuộc chiến kiểm soát công nghệ lõi, công nghệ chip… đang mở ra cơ hội cho Việt Nam trong thu hút FDI công nghệ cao.

Tuy vậy, Việt Nam vẫn cần phải có giải pháp tạo lợi thế cạnh tranh khi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu, đồng thời cải cách môi trường kinh doanh linh hoạt hơn. Bên cạnh đó, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cần phải làm tốt hơn để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư.

Việt Nam cần rà soát, điều chỉnh chính sách đầu tư nước ngoài phù hợp với xu hướng đầu tư toàn cầu. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, nhất là khâu thực thi các thủ tục sau cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như đất đai, xây dựng, phòng cháy chữa cháy, môi trường, hải quan,…

Đồng thời, Việt Nam cần sớm ban hành các chính sách phù hợp để thích ứng hiệu quả, linh hoạt trước tác động của thuế tối thiểu toàn cầu, đảm bảo niềm tin của nhà đầu tư, duy trì sự hấp dẫn của môi trường đầu tư.

Gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất năm 2023

TIN TỨC

TRANG CHỦ – TIN TỨC

Gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất năm 2023

Vừa qua, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã ban hành Nghị định 12/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 14.04.2023 đến hết ngày 31.12.2023 về việc gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất  năm 2023  bao gồm thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế thu nhập cá nhân (TNCN).

Nội dung gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất năm 2023 như sau

1.  Thời gian gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT (trừ thuế GTGT nhập khẩu)

Quy định thời gian gia hạn nộp thuế GTGT (trừ thuế GTGT khâu nhập khẩu) phát sinh phải nộp (bao gồm cả thuế phân bổ cho các địa phương cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính, số thuế nộp theo từng lần phát sinh) của kỳ tính thuế từ tháng 3 tới tháng 8 năm 2023 (trường hợp kê khai theo tháng) và kỳ tính thuế quý I – II năm 2023 (trường hợp kê khai theo quý) như sau:

Thuế GTGT từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2023 và quý I năm 2023 thời gian gia hạn là 06 tháng;

    • Thuế GTGT của tháng 6 năm 2023 và quý II năm 2023 thời gian gia hạn là 05 tháng;
    • Thuế GTGT của tháng 7 năm 2023 thời gian gia hạn là 04 tháng;
    • Thuế GTGT của tháng 8 năm 2023 thời gian gia hạn là 03 tháng.

Các doanh nghiệp, tổ chức được gia hạn thực hiện kê khai, nộp Tờ khai thuế GTGT tháng, quý theo quy định hiện hành, nhưng CHƯA phải nộp số thuế GTGT phải nộp phát sinh trên Tờ khai thuế GTGT đã kê khai.

Thời gian gia hạn được bắt đầu kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế GTGT theo quy định của pháp luật. Cụ thể thời hạn nộp thuế GTGT khi gia hạn như sau:

    • Kỳ tính thuế tháng 3.2023 được gia hạn thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 20.10.2023;
    • Kỳ tính thuế tháng 4.2023 được gia hạn thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 20.11.2023;
    • Kỳ tính thuế tháng 5,6,7,8 năm 2023 được gia hạn thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 20.12.2023;
    • Kỳ tính thuế quý I.2023 được gia hạn thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 31.10.2023;
    • Kỳ tính thuế quý II.2023 được gia hạn thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 31.12.2023.

Trường hợp các chi nhánh, đơn vị trực thuộc thực hiện khai thuế giá trị gia tăng riêng với cơ quan thuế quản lý trực tiếp của chi nhánh, đơn vị trực thuộc thì các chi nhánh, đơn vị trực thuộc cũng thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng.

Trường hợp chi nhánh, đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp, tổ chức được gia hạn thuế không có hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc ngành kinh tế, lĩnh vực được gia hạn thì chi nhánh, đơn vị trực thuộc không thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng.

2.  Thời gian gia hạn thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp của quý I, quý II năm 2023

Thời gian gia hạn là 3 tháng tính từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế TNDN theo quy định của pháp luật.

Các chi nhánh, đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp, tổ chức là đối tượng được gia hạn nộp thuế TNDN khi thực hiện khai thuế TNDN riêng với cơ quan thuế quản lý trực tiếp của chi nhánh, đơn vị trực thuộc thì cũng thuộc đối tượng được gia hạn.

Các chi nhánh, đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp, tổ chức không có hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc ngành kinh tế, lĩnh vực được gia hạn thì Không thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế TNDN.

3.  Thời gian gia hạn nộp thuế GTGT, thuế TNCN của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh

Được gia hạn thời gian nộp thuế chậm nhất là 30.12.2023 khi hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh hoạt động trong các ngành kinh tế, lĩnh vực quy định trong Nghị định này.

4.  Gia hạn tiền thuê đất

Thời gian gia hạn là 06 tháng (từ 31.5.2023 đến 30.11.2023) đối với 50% số tiền thuê đất phát sinh phải nộp năm 2023 của doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân thuộc đối tượng quy định đang được Nhà nước cho thuê đất trực tiếp.

Đối tượng được gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất

 

Theo Nghị định này các đối tượng được gia hạn thuế GTGT, TNCN, TNDN và tiền thuê đất bao gồm 4 nhóm đối tượng sau:

    1. Doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân hoạt động sản xuất trong các ngành kinh tế sau:
      • Nông – lâm nghiệp và thủy sản;
      • Các ngành sản xuất: trang phục, da và các sản phẩm có liên quan; các sản phẩm từ rơm, rạ, vật liệu tết bện; giấy và sản phẩm từ giấy; sản phẩm từ cao su và plastic; sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác; kim loại; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học; ô tô và xe có động cơ khác; giường, tủ, bàn, ghế; gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại; sản xuất, chế biến thực phẩm; dệt; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế);
      • Xây dựng;
      • Hoạt động xuất bản; điện ảnh, sản xuất chương trình truyền hình, ghi âm và xuất bản âm nhạc;
      • Khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên 
      • Sản xuất đồ uống; in, sao chép bản ghi các loại; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị); sản xuất mô tô, xe máy; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị;
      • Thoát nước và xử lý nước thải.
    1. Doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân hoạt động kinh doanh trong các ngành kinh tế sau:
      • Vận tải kho bãi; dịch vụ lưu trú và ăn uống; giáo dục, đào tạo; y tế, trợ giúp xã hội; bất động sản;
      • Dịch vụ lao động và việc làm; đại lý du lịch, kinh doanh tua du lịch và các dịch vụ hỗ trợ;
      • Sáng tác, nghệ thuật và giải trí; thư viện, lưu trữ, bảo tàng và các hoạt động văn hóa khác; thể thao, vui chơi giải trí; chiếu phim;
      • Phát thanh, truyền hình; lập trình, tư vấn và các hoạt động khác liên quan đến máy vi tính; dịch vụ thông tin;
      • Dịch vụ hỗ trợ khai khoáng.
    1. Doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân hoạt động sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển; sản phẩm cơ khí trọng điểm.
    2. Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ được xác định theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp  nhỏ và vừa năm 2017.

Người nộp thuế thuộc đối tượng được gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất gửi Giấy đề nghị gia hạn cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước ngày 30 tháng 9 năm 2023 để được gia hạn theo quy định.