Real estate agents shake hands after the signing of the contract agreement is complete.

Dịch vụ hoàn thiện hồ sơ kế toán

Chúng tôi giúp rà soát sổ sách kế toán, hoàn chỉnh hồ sơ kế toán và khai thuế cho mục đích Quyết toán thuế hoặc để doanh nghiệp quản lý. 

Mang lại cho bạn sự an tâm

Tránh rủi ro hồ sơ kế toán

Hoàn thiện hồ sơ kế toán đầy đủ giúp tránh rủi ro do bên thứ 3 mang lại như hóa đơn bất hợp pháp, doanh nghiệp bỏ trốn, thiếu sót hồ sơ

Tránh rủi ro kê khai thuế

Rà soát hồ sơ thuế, tờ khai thuế và hồ sơ kế toán có liên quan, chuẩn bị đầy đủ số liệu cần thiết để giải trình kiểm tra quyết toán thuế an toàn, hiệu quả

An toàn khi quyết toán thuế

Chúng tôi tư vấn làm việc và giải trình khi quyết toán thuế, tư vấn giải pháp tối ưu và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp trong quyết toán thuế

NỘI DUNG CỦA DỊCH VỤ

Hệ thống Kế toán & Thuế chuẩn

Rà soát & Hiệu chỉnh

Rà soát nghiệp vụ kế toán và ghi sổ

Chúng tôi rà soát dữ liệu kế toán, bao gồm:

    • Rà soát nghiệp vụ kế toán và ghi sổ các khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
    • Rà soát báo cáo nhập xuất tồn kho
    • Rà soát tài sản cố định
    • Rà soát chi phí trả trước phân bổ
    • Rà soát giá thành sản xuất
    • Rà soát giá thành theo vụ việc
    • Rà soát chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
    • Rà soát công nợ phải thu, công nợ phải trả
    • Rà soát hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu chưa thực hiện, doanh thu tài chính, doanh thu khác
    • Rà soát chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp
    • Rà soát chi phí tài chính, chi phí khác
    • Rà soát kết chuyển và hạch toán lãi, lỗ

Chúng tôi sẽ tư vấn các bút toán điều chỉnh cần thiết và lập báo cáo điều chỉnh nếu có sai lệch

Rà soát tờ khai thuế

Chúng tôi rà soát dữ liệu kê khai thuế, bao gồm:

    • Rà soát kê khai thuế giá trị gia tăng
    • Rà soát kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp
    • Rà soát kê khai thuế thu nhập cá nhân
    • Rà soát kê khai thuế nhà thầu nếu có
    • Rà soát kê khai thuế môn bài

Chúng tôi sẽ tư vấn các điều chỉnh cần thiết và lập tờ khai thuế điều chỉnh nếu có sai lệch

Rà soát báo cáo tài chính

Chúng tôi rà soát báo cáo tài chính, bao gồm:

    • Rà soát báo cáo lãi lỗ
    • Rà soát bảng cân đối kế toán
    • Rà soát báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Chúng tôi sẽ tư vấn các điều chỉnh cần thiết và lập báo cáo tài chính điều chỉnh nếu có sai lệch

Giải trình quyết toán thuế

Khai thuế giá trị gia tăng

Chúng tôi tư vấn cho các thành viên tham gia nắm rõ quy trình quyết toán thuế, hướng dẫn các chuẩn bị cần thiết.

Khai thuế thu nhập doanh nghiệp

    • Chúng tôi sẽ đại diện cung cấp hồ sơ theo yêu cầu cho cơ quan thuế.
    • Chúng tôi cũng hỗ trợ xử lý, trích xuất các hồ sơ phần mềm, file mềm excel theo đúng mẫu yêu cầu của cơ quan thuế.

Khai thuế thu nhập cá nhân

    • Chúng tôi sẽ đại diện giải trình các nội dung về thuế và kế toán có liên quan số liệu quyết toán theo yêu cầu cho cơ quan thuế.
    • Chúng tôi tư vấn và bảo vệ các số liệu của doanh nghiệp theo đúng quy định pháp luật.
    • Tìm kiếm và cung cấp các văn bản hướng dẫn đối với các vấn đề chưa có sự đồng thuận.

Khai thuế nhà thầu (nếu có)

    • Chúng tôi sẽ tư vấn cho doanh nghiệp các nội dung kết luận quyết toán, giải trình, cung cấp bằng chứng, tài liệu cần thiết để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp.
    • Chúng tôi tư vấn xử lý số liệu sau quyết toán vào hướng dẫn ghi nhận vào sổ sách kế toán hiện hành.
FAQ

Câu hỏi thường gặp

Kiểm tra Quyết toán thuế được hiểu là việc Cơ quan quản lý thuế tiến hành trình tự, thủ tục kiểm tra tính chính xác của việc khai quyết toán thuế của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có quyền tự khai, tự nộp, nhưng phải chịu trách nhiệm về việc tự khai tự nộp thuế của mình. Trong trường hợp có sai sót, doanh nghiệp sẽ bị phạt tùy theo mức độ phân loại hành vi theo mức độ nghiêm trọng như là:

  • Khai trễ hạn, khai sót nhưng không làm thiếu số thuế phải nộp.
  • Khai sót số thuế gây thiếu số thuế phải nộp.
  • Khai thiếu số thuế do lỗi cố ý nhưng chưa đến mức trốn thuế.
  • Khai sai thuộc hành vi trốn thuế.

Mỗi hành vi có mức xử phạt khác nhau theo thứ tự từ ít nghiêm trọng đến nghiêm trọng.

Do tính chất tự khai tự nộp trong quản lý thuế, nếu doanh nghiệp phát hiện sai sót trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra quyết toán thuế, thì vẫn được nộp điều chỉnh và không coi hành vi sai sót là hành vi vi phạm.

Do vậy, việc thực hiện dọn dẹp sổ sách kế toán và hoàn thiện hồ sơ sớm, đặc biệt là trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc giảm chi phí phạt và đảm bảo tuân thủ nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp và cá nhân người đứng đầu doanh nghiệp.

Tùy theo từng trường hợp mà chúng tôi sẽ tư vấn thực hiện xử lý đối với việc thiếu hóa đơn mua vào theo các mức độ như sau:

  • Thiếu do thất lạc bản gốc hóa đơn mua hàng do nguyên nhân chủ quan: Expertis sẽ hướng dẫn thực hiện thủ tục xin cấp bản sao hóa đơn và thủ tục thông báo mất theo quy định.
  • Trường hợp hóa đơn mua hàng bị mất hoặc bị hủy hoại do nguyên nhân khách quan như: thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn và các nguyên nhân khách quan khác, Expertis sẽ tư vấn thực hiện thủ tục lập bản sao chụp theo quy định pháp luật. Trường hợp đơn vị có liên quan đến việc cung cấp tài liệu kế toán để sao chụp đã giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động thì người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán cần sao chụp tài liệu kế toán phải thành lập hội đồng và lập “Biên bản xác định các tài liệu kế toán không thể sao chụp được” đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc xác định đó.
    • Hóa đơn của doanh nghiệp bỏ trốn khỏi trụ sở (Hay còn gọi là doanh nghiệp bỏ trụ sở) chia làm nhiều thời điểm để xác định tính pháp lý của hóa đơn bán hàng của đơn vị bỏ trốn xuất cho doanh nghiệp:

      • Bỏ trốn trước khi xuất hóa đơn
      • Bỏ trốn trong khi xuất hóa đơn
      • Bỏ trốn sau khi xuất hóa đơn

      Chúng tôi sẽ tư vấn cách xử lý tùy theo 1 trong 3 thời điểm nêu trên, đồng thời tư vấn hồ sơ pháp lý chứng minh giao dịch kinh tế mua/bán (Hợp đồng, thanh toán, giao nhận hàng và hồ sơ có liên quan…) để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp.

“Hồ sơ kế toán” là từ thông dụng dùng để chỉ toàn bộ hồ sơ kế toán, tuy nhiên, Luật kế toán không quy định về “hồ sơ kế toán” mà quy định về “Tài liệu kế toán”.

Có thể hiểu, Hồ sơ kế toán chính là Tài liệu kế toán, được định nghĩa như sau:

Tài liệu kế toán là chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị, báo cáo kiểm toán, báo cáo kiểm tra kế toán và tài liệu khác có liên quan đến kế toán.

Loại tài liệu kế toán doanh nghiệp phải lưu giữ bao gồm:

1. Chứng từ kế toán.

2. Sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp.

3. Báo cáo tài chính.

4. Tài liệu khác có liên quan đến kế toán bao gồm các loại hợp đồng; báo cáo kết quả kiểm kê và đánh giá tài sản; các tài liệu liên quan đến kiểm tra, thanh tra, kiểm toán; biên bản tiêu hủy tài liệu kế toán; quyết định bổ sung vốn từ lợi nhuận, phân phối các quỹ từ lợi nhuận; các tài liệu liên quan đến giải thể, phá sản, chia, tách, hợp nhất sáp nhập, chấm dứt hoạt động, chuyển đổi hình thức sở hữu, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc chuyển đổi đơn vị; tài liệu liên quan đến tiếp nhận và sử dụng kinh phí, vốn, quỹ; tài liệu liên quan đến nghĩa vụ thuế, phí, lệ phí và nghĩa vụ khác đối với Nhà nước và các tài liệu khác.

  • Thời hạn lưu trữ tài liệu kế toán (Hồ sơ kế toán) có 3 mức 5 năm, 10 năm và vĩnh viễn được quy định tại Điều 12, Điều 13 và Điều 14 Nghị định 174/2016/NĐ-CP cụ thể như sau:

    Điều 12: Tài liệu kế toán phải lưu trữ tối thiểu 5 năm

    1. Chứng từ kế toán không sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính như phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho không lưu trong tập tài liệu kế toán của bộ phận kế toán.

    2. Tài liệu kế toán dùng cho quản lý, điều hành của đơn vị kế toán không trực tiếp ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.

    3. Trường hợp tài liệu kế toán quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này mà pháp luật khác quy định phải lưu trữ trên 5 năm thì thực hiện lưu trữ theo quy định đó.

    Điều 13: Tài liệu kế toán phải lưu trữ tối thiểu 10 năm

    1. Chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, các bảng kê, bảng tổng hợp chi tiết, các sổ kế toán chi tiết, các sổ kế toán tổng hợp, báo cáo tài chính tháng, quý, năm của đơn vị kế toán, báo cáo quyết toán, báo cáo tự kiểm tra kế toán, biên bản tiêu hủy tài liệu kế toán lưu trữ và tài liệu khác sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.

    2. Tài liệu kế toán liên quan đến thanh lý, nhượng bán tài sản cố định; báo cáo kết quả kiểm kê và đánh giá tài sản.

    3. Tài liệu kế toán của đơn vị chủ đầu tư, bao gồm tài liệu kế toán của các kỳ kế toán năm và tài liệu kế toán về báo cáo quyết toán dự án hoàn thành thuộc nhóm B, C.

    4. Tài liệu kế toán liên quan đến thành lập, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc chuyển đổi đơn vị, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động, kết thúc dự án.

    5. Tài liệu liên quan tại đơn vị như hồ sơ kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước, hồ sơ thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc hồ sơ của các tổ chức kiểm toán độc lập.

    6. Các tài liệu khác không được quy định tại Điều 12 và Điều 14 Nghị định này.

    7. Trường hợp tài liệu kế toán quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều này mà pháp luật khác quy định phải lưu trữ trên 10 năm thì thực hiện lưu trữ theo quy định đó.

    Điều 14: Tài liệu kế toán phải lưu trữ vĩnh viễn

    1. Đối với đơn vị kế toán trong lĩnh vực kế toán nhà nước, tài liệu kế toán phải lưu trữ vĩnh viễn gồm Báo cáo tổng quyết toán ngân sách nhà nước năm đã được Quốc hội phê chuẩn, Báo cáo quyết toán ngân sách địa phương đã được Hội đồng nhân dân các cấp phê chuẩn; Hồ sơ, báo cáo quyết toán dự án hoàn thành thuộc nhóm A, dự án quan trọng quốc gia; Tài liệu kế toán khác có tính sử liệu, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng.

    Việc xác định tài liệu kế toán khác phải lưu trữ vĩnh viễn do người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán, do ngành hoặc địa phương quyết định trên cơ sở xác định tính chất sử liệu, ý nghĩa quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng.

    2. Đối với hoạt động kinh doanh, tài liệu kế toán phải lưu trữ vĩnh viễn gồm các tài liệu kế toán có tính sử liệu, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng.

    Việc xác định tài liệu kế toán phải lưu trữ vĩnh viễn do người đứng đầu hoặc người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán quyết định căn cứ vào tính sử liệu và ý nghĩa lâu dài của tài liệu, thông tin để quyết định cho từng trường hợp cụ thể và giao cho bộ phận kế toán hoặc bộ phận khác lưu trữ dưới hình thức bản gốc hoặc hình thức khác.

    3. Thời hạn lưu trữ vĩnh viễn phải là thời hạn lưu trữ trên 10 năm cho đến khi tài liệu kế toán bị hủy hoại tự nhiên.

  •  
ĐAU ĐẦU VỚI KẾ TOÁN HIỆN TẠI?

Xử lý tốc độ

Khi bạn cần hoàn thiện hồ sơ kế toán trước hạn chót, với lực lượng nhân sự dồi dào, khả năng xử lý số liệu chuyên nghiệp, am hiểu các loại phần mềm, chúng tôi có thể xử lý nhanh kịp thời hạn mà bạn mong muốn.