Finance department showing report

Dịch vụ hoàn thuế GTGT

Iglobal có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác hoàn thuế và làm việc với cơ quan thuế. Tạo nền tảng cho hồ sơ hoàn thuế của doanh nghiệp được hoàn thiện và suôn sẻ, đồng thời đảm bảo được tốc độ, sự chuyên nghiệp và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.

Chính xác đáng tin cậy

Tư vấn lập hồ sơ hoàn thuế Giá trị gia tăng

Tư vẫn về các tài liệu như hóa đơn, chứng từ liên quan đến việc mua hàng hóa hoặc sử dụng dịch vụ. Đồng thời, đảm bảo tuân thủ các quy định và điều kiện của luật thuế hiện hành để tránh vi phạm.

Đại diện cho chủ doanh nghiệp làm việc với cơ quan thuế

Bao gồm việc tương tác với cơ quan thuế, nộp các tài liệu và hồ sơ liên quan đến thuế, cũng như giải quyết các vấn đề và tranh chấp thuế khi cần thiết. Điều này giúp bảo vệ quyền lợi và lợi ích của doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo mọi hoạt động liên quan đến thuế được thực hiện một cách đúng đắn và hiệu quả.

Bàn giao quyết định hoàn thuế của cơ quan thuế

Giúp tăng uy tín của doanh nghiệp trong mắt các nhà đầu tư, người cho vay và các bên liên quan khác. Điều này có thể giúp các doanh nghiệp đảm bảo nguồn vốn, đàm phán các điều khoản tốt hơn và tạo niềm tin với các bên liên quan của họ.

NỘI DUNG CỦA DỊCH VỤ

DỊCH VỤ HOÀN THUẾ GTGT

Phân tích và đánh giá:

    • Chúng tôi tiến hành phân tích cẩn thận về tình hình tài chính và thuế của doanh nghiệp, xác định tiềm năng hoàn thuế GTGT.
    • Đội ngũ chuyên gia của chúng tôi sẽ đánh giá sâu hơn về các giao dịch và hóa đơn, xác định các cơ hội hoàn thuế tiềm ẩn.

Thu thập và kiểm tra tài liệu

    • Chúng tôi thu thập và kiểm tra mọi tài liệu liên quan đến hoàn thuế GTGT, bao gồm hóa đơn, biên bản giao hàng và các tài liệu hợp lệ khác.
    • Đội ngũ chuyên viên của chúng tôi sẽ đảm bảo rằng tất cả các tài liệu được thu thập và kiểm tra một cách cẩn thận và chính xác.

Xử lý hồ sơ và nộp thuế

    • Chúng tôi sẽ thực hiện các bước cần thiết để xử lý hồ sơ hoàn thuế GTGT, bao gồm việc điền các biểu mẫu, chuẩn bị tài liệu và nộp thuế.
    • Đội ngũ chuyên viên tư vấn của chúng tôi sẽ đảm bảo rằng mọi hồ sơ được xử lý một cách chính xác và kịp thời, tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

Theo dõi và hỗ trợ

    • Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi các thay đổi về quy định thuế và cung cấp sự hỗ trợ liên tục cho doanh nghiệp của bạn.
    • Đội ngũ chuyên gia của chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn trong quá trình xử lý thuế, giải đáp mọi thắc mắc và đảm bảo rằng doanh nghiệp của bạn luôn tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
FAQ

Câu hỏi thường gặp

Báo cáo tài chính cần nộp cho các cơ quan sau:

  • Cơ quan quản lý thuế
  • Sở kế hoạch và đầu tư cấp giấy phép
  • Cơ quan thống kế
  • Ngân hàng và tổ chức có quan hệ tín dụng

Thời hạn nộp BCTC của các doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp nhà nước) được quy định như sau:

  • Doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp hợp danh: thời hạn nộp BCTC năm là ngày 30 tính từ ngày kết thúc năm tài chính.
  • Các doanh nghiệp khác: thời hạn nộp BCTC năm là ngày 90 tính từ ngày kết thúc năm tài chính.
    • Quy định về hình thức và nội dung BCTC được lập theo quy định chuẩn mực kế toán Việt nam và chế độ kế toán áp dụng theo:

Vị phạm về thời gian nộp báo cáo tài chính bị xử phạt theo theo điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Điều 12. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về nộp và công khai báo cáo tài chính

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định;

b) Công khai báo cáo tài chính chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Công khai báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định;

b) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đính kèm báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm toán báo cáo tài chính;

c) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định;

d) Công khai báo cáo tài chính không kèm theo báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải kiểm toán báo cáo tài chính;

đ) Công khai báo cáo tài chính chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Thông tin, số liệu công khai báo cáo tài chính sai sự thật;

b) Cung cấp, công bố các báo cáo tài chính để sử dụng tại Việt Nam có số liệu không đồng nhất trong một kỳ kế toán.

4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Không công khai báo cáo tài chính theo quy định.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp và công khai báo cáo kiểm toán đính kèm báo cáo tài chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, d khoản 2 Điều này.

Lưu ý:

Quy định “Hồ sơ khai quyết toán thuế khi kết thúc năm gồm tờ khai quyết toán thuế năm, báo cáo tài chính năm, tờ khai giao dịch liên kết; các tài liệu khác có liên quan đến quyết toán thuế.”

Do đó việc nộp trễ hoặc không nộp báo cáo tài chính còn dẫn tới hành vi “nộp trễ/không nộp hồ sơ khai quyết toán thuế” và bị xử phạt theo luật thuế.

Báo cáo tài chính của doanh nghiệp dùng để tổng hợp và thuyết minh về tình hình tài chính và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán gồm: Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (lãi-lỗ); Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Thuyết minh báo cáo tài chính.

Giám đốc doanh nghiệp chịu trách nhiệm về nội dung, hình thức, và cam kết những số liệu là đúng đắn, trung thực hợp lý, là căn cứ để làm việc khi kiểm tra, thanh tra, kiểm toán nhà nước.

  • Thuật ngữ Quyết toán thuế thường được hiểu là việc Cơ quan quản lý thuế tiến hành trình tự, thủ tục kiểm tra tính chính xác của việc khai quyết toán thuế của doanh nghiệp.

    Doanh nghiệp có quyền tự khai, tự nộp, nhưng phải chịu trách nhiệm về việc tự khai tự nộp thuế của mình. Trong trường hợp có sai sót, doanh nghiệp sẽ bị phạt tùy theo mức độ phân loại hành vi theo mức độ nghiêm trọng như là:

    • Khai trễ hạn, khai sót nhưng không làm thiếu số thuế phải nộp.
    • Khai sót số thuế gây thiếu số thuế phải nộp.
    • Khai thiếu số thuế do lỗi cố ý nhưng chưa đến mức trốn thuế.
    • Khai sai thuộc hành vi trốn thuế.

    Mỗi hành vi có mức xử phạt khác nhau theo thứ tự từ ít nghiêm trọng đến nghiêm trọng.

    Do tính chất tự khai tự nộp trong quản lý thuế, nếu doanh nghiệp phát hiện sai sót trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra quyết toán thuế, thì vẫn được nộp điều chỉnh và không coi hành vi sai sót là hành vi vi phạm.

    Do vậy, việc thực hiện rà soát và lập báo cáo tài chính chính xác, đặc biệt là trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc giảm chi phí phạt và đảm bảo tuân thủ trách nhiệm của doanh nghiệp và cá nhân người đứng đầu doanh nghiệp.

  •  

Vi phạm về lập và trình bày báo cáo tài chính bị xử phạt theo theo điều 11 Nghị định 41/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Điều 11. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập và trình bày báo cáo tài chính

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Lập báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung hoặc không đúng biểu mẫu theo quy định;

b) Báo cáo tài chính không có chữ ký của người lập, kế toán trưởng, phụ trách kế toán hoặc người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Lập không đầy đủ các báo cáo tài chính theo quy định;

b) Áp dụng mẫu báo cáo tài chính khác với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán trừ trường hợp đã được Bộ Tài chính chấp thuận.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không lập báo cáo tài chính theo quy định;

b) Lập báo cáo tài chính không đúng với số liệu trên sổ kế toán và chứng từ kế toán;

c) Lập và trình bày báo cáo tài chính không tuân thủ đúng chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán.

4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

c) Cố ý, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc lập và trình bày báo cáo tài chính theo đúng chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Buộc tiêu hủy báo cáo tài chính bị giả mạo, khai man đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.

Hỗ trợ tận tâm

Chuyên gia của chúng tôi cung cấp các hỗ trợ tư vấn các vấn đề tài chính và thuế qua phương tiện thuận lợi cho bạn: email, chatbox, điện thoại, online meeting, trực tiếp